Giỏ Hàng Của Bạn

Số Lượng: sản phẩm
Tổng Cộng:

Cháo bò Tri Tôn

Thị trấn Tri Tôn, tỉnh An Giang là địa phương rất nổi tiếng với món cháo bò hấp dẫn.



Du khách thưởng thức món ăn này ngoài việc nhẩn nha nhai những lát thịt bò thái mỏng chín tái ửng hồng trải trên mặt tô cháo, còn được cảm nhận cái ngon của lòng bò. Nào miếng lá sách trắng đục vừa giòn vừa dai, nào miếng gan đăng đắng vị bùi, nào miếng phổi "phập phều" trong răng lạ miệng, và nữa những miếng phèo nhân nhẩn giòn dai, cùng miếng tủy bò béo ngậy, trong vị mặn cay của nước mắm gừng. 

Ăn cháo bò phải thong thả, bạn có thể nhẩn nha trò chuyện và từ từ nhâm nhi để tăng thêm cảm giác thèm ăn. Nếm một miếng nghe vị ngọt đậm đà, thơm ngon, khác hẳn với tô cháo lòng ở miệt đồng bằng rất xa. Sau đó, bạn thử gắp ít lá sách chấm vào chén nước mắm gừng cho vào miệng nghe dai dai, giòn giòn thật hấp dẫn, rồi tới miếng gan bùi bùi, khoanh phèo nhân nhẫn và lát huyết vừa mềm vừa ngọt đậm, không thể chê vào đâu được.Muốn cho hương vị thêm đậm đà, bạn có thể dùng kèm với giá sống và rau thơm, đặc biệt là trái trúc, một loại trái đặc hữu của vùng sơn địa Tịnh Biên và Tri Tôn. Trái này giống như trái chanh nhưng nồng, the hơn nhiều. Có thể nói trái trúc là “phần hồn” của tô cháo bò, dư vị chua thanh của nó sẽ thấm vào tô cháo và từng miếng thịt khiến cho người thưởng thức cảm thấy ngất ngây. Ai thích ăn chua cứ vắt thêm nước rồi thêm chút ớt, chút gừng đểvừa ăn vừa hít hà mới đã.



Cháo bò là món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng. Ai đã dùng một lần khó mà quên được cái chất dân dã nhưng thật đậm đà và thú vị.Cháo bò Tri Tôn chỉ có ba nơi bán, mà nơi ngon nhất là bên hông chợ. Vừa lạ vừa ngon vừa bổ dưỡng vừa rẻ , nên cháo bò Tri Tôn được nhiều khách phương xa tìm đến.









Thị trấn Tri Tôn, tỉnh An Giang là địa phương rất nổi tiếng với món cháo bò hấp dẫn.



Du khách thưởng thức món ăn này ngoài việc nhẩn nha nhai những lát thịt bò thái mỏng chín tái ửng hồng trải trên mặt tô cháo, còn được cảm nhận cái ngon của lòng bò. Nào miếng lá sách trắng đục vừa giòn vừa dai, nào miếng gan đăng đắng vị bùi, nào miếng phổi "phập phều" trong răng lạ miệng, và nữa những miếng phèo nhân nhẩn giòn dai, cùng miếng tủy bò béo ngậy, trong vị mặn cay của nước mắm gừng. 

Ăn cháo bò phải thong thả, bạn có thể nhẩn nha trò chuyện và từ từ nhâm nhi để tăng thêm cảm giác thèm ăn. Nếm một miếng nghe vị ngọt đậm đà, thơm ngon, khác hẳn với tô cháo lòng ở miệt đồng bằng rất xa. Sau đó, bạn thử gắp ít lá sách chấm vào chén nước mắm gừng cho vào miệng nghe dai dai, giòn giòn thật hấp dẫn, rồi tới miếng gan bùi bùi, khoanh phèo nhân nhẫn và lát huyết vừa mềm vừa ngọt đậm, không thể chê vào đâu được.Muốn cho hương vị thêm đậm đà, bạn có thể dùng kèm với giá sống và rau thơm, đặc biệt là trái trúc, một loại trái đặc hữu của vùng sơn địa Tịnh Biên và Tri Tôn. Trái này giống như trái chanh nhưng nồng, the hơn nhiều. Có thể nói trái trúc là “phần hồn” của tô cháo bò, dư vị chua thanh của nó sẽ thấm vào tô cháo và từng miếng thịt khiến cho người thưởng thức cảm thấy ngất ngây. Ai thích ăn chua cứ vắt thêm nước rồi thêm chút ớt, chút gừng đểvừa ăn vừa hít hà mới đã.



Cháo bò là món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng. Ai đã dùng một lần khó mà quên được cái chất dân dã nhưng thật đậm đà và thú vị.Cháo bò Tri Tôn chỉ có ba nơi bán, mà nơi ngon nhất là bên hông chợ. Vừa lạ vừa ngon vừa bổ dưỡng vừa rẻ , nên cháo bò Tri Tôn được nhiều khách phương xa tìm đến.









Bánh gai Ninh Giang

Ninh Giang, vùng quê thuộc tỉnh Hải Dương, lâu nay đã nổi danh với đặc sản bánh gai. Người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ rất quen thuộc với món bánh gai, có nhiều vùng làm bánh gai như Nam Định, Thái Bình, Tuyên Quang nhưng bánh gai Ninh Giang có hương vị rất đặc biệt.



Để làm một chiếc bánh gai ngon phải rất công phu. Gạo để làm bánh phải lựa loại gạo nếp cái hoa vàng ngon, gạo phải ngâm nước qua đêm, để ráo nước rồi xay thành bột mịn. Bánh gai có màu đen đặc trưng của lá gai. Lá gai phơi khô, tước bỏ hết gân, thái nhỏ, luộc sau đó vắt kiệt nước và giã thật nhuyễn, trộn với bột và đường kết tinh làm vỏ bánh, khi trộn bột phải vắt nhiều lần cho thật dẻo. Làm nhân bánh cũng không kém phần công phu. Lựa loại đậu xanh ngon, đãi vỏ, hấp chín và giã đều và trộn với lạc, dừa, mứt bí, vừng, mỡ lợn, hạt sen, hương liệu thơm như dầu chuối. Đặc biệt mỡ lợn trộn vào nhân bánh phải chọn loại mỡ dày khổ, thái hình con chì, luộc chín, trộn đường rồi đem ủ vào chum, vại cho đến khi những miếng mỡ trắng, trong, giòn mới dùng được.


 Tạo nên hương thơm của bánh gai phải kể đến lá chuối khô dùng gói bánh. Gói bánh bằng nhiều lớp lá và hấp chín, do vậy bánh gai có thể để lâu ngày mà vẫn giữ được mùi thơm đặc trưng.



Bánh gai Ninh Giang cầu kỳ là vậy, nó mang hương vị riêng của miền quê Bắc Bộ, và chỉ Ninh Giang mới làm ra loại bánh có hương vị riêng và màu sắc của một đặc sản đã có từ bao đời nay.

Sưu tầm
Ninh Giang, vùng quê thuộc tỉnh Hải Dương, lâu nay đã nổi danh với đặc sản bánh gai. Người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ rất quen thuộc với món bánh gai, có nhiều vùng làm bánh gai như Nam Định, Thái Bình, Tuyên Quang nhưng bánh gai Ninh Giang có hương vị rất đặc biệt.



Để làm một chiếc bánh gai ngon phải rất công phu. Gạo để làm bánh phải lựa loại gạo nếp cái hoa vàng ngon, gạo phải ngâm nước qua đêm, để ráo nước rồi xay thành bột mịn. Bánh gai có màu đen đặc trưng của lá gai. Lá gai phơi khô, tước bỏ hết gân, thái nhỏ, luộc sau đó vắt kiệt nước và giã thật nhuyễn, trộn với bột và đường kết tinh làm vỏ bánh, khi trộn bột phải vắt nhiều lần cho thật dẻo. Làm nhân bánh cũng không kém phần công phu. Lựa loại đậu xanh ngon, đãi vỏ, hấp chín và giã đều và trộn với lạc, dừa, mứt bí, vừng, mỡ lợn, hạt sen, hương liệu thơm như dầu chuối. Đặc biệt mỡ lợn trộn vào nhân bánh phải chọn loại mỡ dày khổ, thái hình con chì, luộc chín, trộn đường rồi đem ủ vào chum, vại cho đến khi những miếng mỡ trắng, trong, giòn mới dùng được.


 Tạo nên hương thơm của bánh gai phải kể đến lá chuối khô dùng gói bánh. Gói bánh bằng nhiều lớp lá và hấp chín, do vậy bánh gai có thể để lâu ngày mà vẫn giữ được mùi thơm đặc trưng.



Bánh gai Ninh Giang cầu kỳ là vậy, nó mang hương vị riêng của miền quê Bắc Bộ, và chỉ Ninh Giang mới làm ra loại bánh có hương vị riêng và màu sắc của một đặc sản đã có từ bao đời nay.

Sưu tầm

Vịt nấu chao Cần Thơ

Ai đã đến vùng sông nước Cửu Long một lần đều khó mà quên được hương vị 'đuông chà là' của Bến Tre, cốm dẹp Trà Vinh, bánh phồng tôm Sa Giang (Đồng Tháp) và món 'vịt nấu chao', thơm, ngậy, ngọt, bùi của Cần Thơ. Tất cả đã góp phần làm đẹp hơn nét 'văn hóa ẩm thực' của miệt vườn Nam Bộ.


Vịt nấu chao là một món ăn đặc trưng của Nam Bộ, nhưng không đâu có nhiều và ngon như ở Cần Thơ. Món ăn này không phải là 'cao lương mỹ vị' gì nhưng nó rất 'khoái khẩu' với mọi lớp người. Một cái lẩu 'vịt nấu chao' ăn kèm bún, mì sợi, rau xanh. Ngồi cùng vài người bạn nhâm nhi chút rượu đế, loại rượu gạo ngon 'sủi tăm' như của đất bắc, trong một buổi chiều mát mẻ thì còn gì thú bằng.
Nguyên liệu chính để nấu món này là thịt vịt (vịt ta hay vịt Xiêm, người bắc gọi là ngan), vịt làm xong, thoa ngoài da một lớp nước gừng và rượu. Chặt miếng vừa phải, ướp gia vị: chao trắng, bột ngọt, tỏi, tiêu, ớt, nước cốt dừa vừa đủ rồi đưa vào nấu. Khoai cau (khoai sọ) luộc vừa chín, bóc vỏ, chiên qua. Khi thịt vịt hầm vừa chín tới thì cho khoai, hành tây, nấm rơm búp vào để sôi khoảng 15 phút rồi nhấc xuống.

Khi ăn cho hỗn hợp vào lẩu để ngọn lửa liu riu. Các loại rau cải xanh, cải cúc, rau muống trắng, tàu hủ, bún tàu hay mì sợi cho xen lẫn vào, ăn tới đâu nhúng tới đó. Có người thích ăn thêm hột vịt lộn hay rau diếp cá, rau cần, cù nèo, giá đậu xanh... Vịt nấu chao phải ăn nóng mới ngon. Mỗi miếng thịt để lại trong ta dư vị ngọt, bùi, thơm, ngậy của chao, nước cốt dừa, vị nồng cay của gừng, tiêu, ớt, tỏi, vị dịu mát của các vị rau. Theo kinh nghiệm của dân gian thì thịt vịt thuộc loại 'khí âm' lạnh được thêm vào các vị 'khí dương' (nóng) của rượu, tiêu, tỏi, chao, ớt làm trung hòa tạo ra sự cân bằng âm dương rất có lợi cho sức khỏe.





Vịt nấu chao có mặt ở hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhưng chưa nơi nào được chế biến công phu và ngon hơn ở Cần Thơ. Món này nếu được ăn trong những ngày đông giá lạnh ở miền bắc thì chắc sẽ thật tuyệt.



Sưu tầm
Ai đã đến vùng sông nước Cửu Long một lần đều khó mà quên được hương vị 'đuông chà là' của Bến Tre, cốm dẹp Trà Vinh, bánh phồng tôm Sa Giang (Đồng Tháp) và món 'vịt nấu chao', thơm, ngậy, ngọt, bùi của Cần Thơ. Tất cả đã góp phần làm đẹp hơn nét 'văn hóa ẩm thực' của miệt vườn Nam Bộ.


Vịt nấu chao là một món ăn đặc trưng của Nam Bộ, nhưng không đâu có nhiều và ngon như ở Cần Thơ. Món ăn này không phải là 'cao lương mỹ vị' gì nhưng nó rất 'khoái khẩu' với mọi lớp người. Một cái lẩu 'vịt nấu chao' ăn kèm bún, mì sợi, rau xanh. Ngồi cùng vài người bạn nhâm nhi chút rượu đế, loại rượu gạo ngon 'sủi tăm' như của đất bắc, trong một buổi chiều mát mẻ thì còn gì thú bằng.
Nguyên liệu chính để nấu món này là thịt vịt (vịt ta hay vịt Xiêm, người bắc gọi là ngan), vịt làm xong, thoa ngoài da một lớp nước gừng và rượu. Chặt miếng vừa phải, ướp gia vị: chao trắng, bột ngọt, tỏi, tiêu, ớt, nước cốt dừa vừa đủ rồi đưa vào nấu. Khoai cau (khoai sọ) luộc vừa chín, bóc vỏ, chiên qua. Khi thịt vịt hầm vừa chín tới thì cho khoai, hành tây, nấm rơm búp vào để sôi khoảng 15 phút rồi nhấc xuống.

Khi ăn cho hỗn hợp vào lẩu để ngọn lửa liu riu. Các loại rau cải xanh, cải cúc, rau muống trắng, tàu hủ, bún tàu hay mì sợi cho xen lẫn vào, ăn tới đâu nhúng tới đó. Có người thích ăn thêm hột vịt lộn hay rau diếp cá, rau cần, cù nèo, giá đậu xanh... Vịt nấu chao phải ăn nóng mới ngon. Mỗi miếng thịt để lại trong ta dư vị ngọt, bùi, thơm, ngậy của chao, nước cốt dừa, vị nồng cay của gừng, tiêu, ớt, tỏi, vị dịu mát của các vị rau. Theo kinh nghiệm của dân gian thì thịt vịt thuộc loại 'khí âm' lạnh được thêm vào các vị 'khí dương' (nóng) của rượu, tiêu, tỏi, chao, ớt làm trung hòa tạo ra sự cân bằng âm dương rất có lợi cho sức khỏe.





Vịt nấu chao có mặt ở hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhưng chưa nơi nào được chế biến công phu và ngon hơn ở Cần Thơ. Món này nếu được ăn trong những ngày đông giá lạnh ở miền bắc thì chắc sẽ thật tuyệt.



Sưu tầm

Wishing you a very Merry Christmas !

SIÊU THỊ ĐẶC SẢN MIỀN TRUNG - ĐẠI LỘC PHÁT - KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH .



MỪNG NGÀY GIÁNG SINH VÀ TẾT DƯƠNG LỊCH TẠI SIÊU THỊ CÓ CHƯƠNG TRÌNH << KHUYẾN MÃI ĐẶC BIỆT >> TỪ 12/12/2012 ĐẾN 04/01/2013. MỜI QUÝ KHÁCH ĐẾN THAM QUAN & MUA SẮM . CHÚC QUÝ KHÁCH MÙA GIÁNG SINH AN LÀNH - NĂM MỚI THÀNH ĐẠT .
SIÊU THỊ ĐẶC SẢN MIỀN TRUNG - ĐẠI LỘC PHÁT - KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH .



MỪNG NGÀY GIÁNG SINH VÀ TẾT DƯƠNG LỊCH TẠI SIÊU THỊ CÓ CHƯƠNG TRÌNH << KHUYẾN MÃI ĐẶC BIỆT >> TỪ 12/12/2012 ĐẾN 04/01/2013. MỜI QUÝ KHÁCH ĐẾN THAM QUAN & MUA SẮM . CHÚC QUÝ KHÁCH MÙA GIÁNG SINH AN LÀNH - NĂM MỚI THÀNH ĐẠT .

Vịt quay Lạng Sơn


Những năm gần đây, lượng du khách đến Lạng Sơn ngày càng đông. Bên cạnh mục đích tham quan cảnh vật, mua đồ tại chợ Tân Thanh... hầu hết du khách không thể không thưởng thức một trong những đặc sản nổi tiếng ở đây, đó là  vịt quay Lạng Sơn.





Từ vịt Na Sầm, sản vật quý hiếm của Thất Khê nổi tiếng, nay đã phát triển thành đặc sản "vịt quay Lạng Sơn" của cả tỉnh. Thất Khê là thung lũng bảy khe suối trên vùng cao Lạng Sơn, nơi luôn sẵn gạo và vịt ngon. Phương pháp quay vịt có quy trình nhất quán, với các công đoạn tìm tòi, sáng tạo rất riêng biệt, yêu cầu tay nghề bếp núc điêu luyện.Vịt tơ béo được làm sạch mổ moi, nhồi lá mác mật vào bụng, để quay trên than hồng. Vừa quay vừa bôi mật ong lên da vịt hoặc bôi tẩm mật ong rồi chiên trong mỡ nước đang sôi, cho đến khi vàng ươm, chín đều. Thịt thơm phức, mềm, ngọt mà da giòn.
Khi ăn vịt quay, dân địa phương không bao giờ dùng nước mắm hay xì dầu. Họ có một loại nước chấm tự mình pha chế. Đó là thứ nước sóng sánh lấy từ bụng con vịt đã được quay chín cùng với một vài vị độc chiêu khác chỉ có nhà hàng biết với nhau thôi. Vịt quay hay nướng, không có nước chấm này, kém vị đi trông thấy.

Lúc này vịt được chặt ra từng miếng, hoặc dùng tay mà xé. Béo mà không ngậy. Ngọt mặn và có chút gì như nhân nhẩn chát, đắng của lá rừng. Ấy mới thực sự đặc sắc, hiếm ở đâu có. Bên bình rượu Bảo Sơn, trong tiết mưa dầm, se lạnh, ngồi với nhau trong liêu xiêu quán nhỏ biên giới, bạn sẽ cảm hết vị thơm ngon đậm đà của món đặc sản có một không hai của Lạng Sơn này.


Suốt từ chợ địa đầu Chi Lăng đến Đồng Đăng, Kỳ Lừa và khắp các chợ dọc quốc lộ 4, các sạp thức ăn chế biến sẵn luôn đầy ắp những con vịt vàng ruộm, thơm phức, thật bắt mắt. Những người bán hàng nơi đây cũng rất đon đả và mến khách. Đến đây, sau những buổi tham quan, du khách có thể ghé chân thưởng thức món vịt quay nổi tiếng mà hương vị đặc biệt của nó còn khiến chúng ta lưu luyến.

Sưu tầm

Những năm gần đây, lượng du khách đến Lạng Sơn ngày càng đông. Bên cạnh mục đích tham quan cảnh vật, mua đồ tại chợ Tân Thanh... hầu hết du khách không thể không thưởng thức một trong những đặc sản nổi tiếng ở đây, đó là  vịt quay Lạng Sơn.





Từ vịt Na Sầm, sản vật quý hiếm của Thất Khê nổi tiếng, nay đã phát triển thành đặc sản "vịt quay Lạng Sơn" của cả tỉnh. Thất Khê là thung lũng bảy khe suối trên vùng cao Lạng Sơn, nơi luôn sẵn gạo và vịt ngon. Phương pháp quay vịt có quy trình nhất quán, với các công đoạn tìm tòi, sáng tạo rất riêng biệt, yêu cầu tay nghề bếp núc điêu luyện.Vịt tơ béo được làm sạch mổ moi, nhồi lá mác mật vào bụng, để quay trên than hồng. Vừa quay vừa bôi mật ong lên da vịt hoặc bôi tẩm mật ong rồi chiên trong mỡ nước đang sôi, cho đến khi vàng ươm, chín đều. Thịt thơm phức, mềm, ngọt mà da giòn.
Khi ăn vịt quay, dân địa phương không bao giờ dùng nước mắm hay xì dầu. Họ có một loại nước chấm tự mình pha chế. Đó là thứ nước sóng sánh lấy từ bụng con vịt đã được quay chín cùng với một vài vị độc chiêu khác chỉ có nhà hàng biết với nhau thôi. Vịt quay hay nướng, không có nước chấm này, kém vị đi trông thấy.

Lúc này vịt được chặt ra từng miếng, hoặc dùng tay mà xé. Béo mà không ngậy. Ngọt mặn và có chút gì như nhân nhẩn chát, đắng của lá rừng. Ấy mới thực sự đặc sắc, hiếm ở đâu có. Bên bình rượu Bảo Sơn, trong tiết mưa dầm, se lạnh, ngồi với nhau trong liêu xiêu quán nhỏ biên giới, bạn sẽ cảm hết vị thơm ngon đậm đà của món đặc sản có một không hai của Lạng Sơn này.


Suốt từ chợ địa đầu Chi Lăng đến Đồng Đăng, Kỳ Lừa và khắp các chợ dọc quốc lộ 4, các sạp thức ăn chế biến sẵn luôn đầy ắp những con vịt vàng ruộm, thơm phức, thật bắt mắt. Những người bán hàng nơi đây cũng rất đon đả và mến khách. Đến đây, sau những buổi tham quan, du khách có thể ghé chân thưởng thức món vịt quay nổi tiếng mà hương vị đặc biệt của nó còn khiến chúng ta lưu luyến.

Sưu tầm

Canh chua bông điên điển


Bông điên điển mọc nhiều ở các vùng quê sông nước miền Tây Nam bộ. Người miệt quê thật ra cũng không hay ăn bông điên điển. Cây điên điển mọc dọc theo những tuyến kênh, cây điên điển mọc thành hàng, bông nở rộ thành chùm, ửng vàng chen lẫn sắc xanh của lá, rồi rụng, chẳng ai buồn nhìn. Vậy mà sau này nó bỗng trở thành món ăn, và hơn thế, lại như một kiểu đặc sản “cây nhà lá vườn”.

Món canh chua đã nấu sẵn từ bếp, bên trong chứa đủ các thức cần thiết – nào bạc hà, cà chua, giá chín, và quan trọng nhất là những con cá rô mập mạp lặn sâu bên dưới. Bên trên, nào rau om, rau thơm được rắc kín mặt, điểm thêm những lát ớt đỏ, trông thật hấp dẫn. Những chú cá rô để nguyên con, được gắp ra để vào đĩa nước mắm tỏi ớt, thứ nước mắm thơm ngon của vùng Phú Quốc, ngấm vào thịt của cá, làm cho miếng cá càng ngon hơn bao giờ hết. Với bông điên điển, người ta không bỏ sẵn trong canh, chỉ khi nào ăn thì mới gắp và nhúng vào nước canh đang sôi.

Bông điên điển có vị nhân nhẩn, chỉ ăn lúc hãy còn tươi, để lâu, bông trở nên đắng khó ăn. Không biết có phải tại người Sài Gòn xuống quê miền Tây lạ miệng nên khen ngon, chứ còn người tại chỗ thì lại bảo rằng: bông điên điển nhân nhẩn chẳng ai thèm! Nhưng, giống như cọng rau đắng, rau má, hay như tiêu, ớt… thứ nào càng đắng, càng cay, hễ không ăn thì thôi, bén mùi rồi thì lại bắt ghiền.


a- Nguyên liệu:
- Bông điên điển 500g
- Cá bông lau 500g
- Me vắt 50g
- Rau om
- Ngò gai
- Tỏi
- Nước mắm
-Đường
- Hạt nêm
b- Cách làm

- Cá bông lau làm sạch, xắt lát vừa ăn. 
- Bông điên điển nhặt bỏ cọng, rửa sạch. 
- Ớt sừng xắt lát mỏng. 
- Cho một lít nước vào nồi nấu cho me tan, nêm nước mắm, muối, đường và bột ngọt cho sôi, cho cá vào đến khi chín.- Cho bông điên điển vào tô, xếp cá lên sau cho chan nước canh đang sôi vào. 
- Tỏi bằm nhỏ, phi chín vàng.
-  Rắc tỏi phi, rau ôm, ngò gai xắt mỏng lên trên, dùng kèm nước mắm mặn.

Nước canh chua sôi lên là chan ngay vào bông, vì thế bông mang vị ngọt và giòn giòn, ăn với cơm nóng thì không gì có thể so sánh bằng.

Sưu tầm

Bông điên điển mọc nhiều ở các vùng quê sông nước miền Tây Nam bộ. Người miệt quê thật ra cũng không hay ăn bông điên điển. Cây điên điển mọc dọc theo những tuyến kênh, cây điên điển mọc thành hàng, bông nở rộ thành chùm, ửng vàng chen lẫn sắc xanh của lá, rồi rụng, chẳng ai buồn nhìn. Vậy mà sau này nó bỗng trở thành món ăn, và hơn thế, lại như một kiểu đặc sản “cây nhà lá vườn”.

Món canh chua đã nấu sẵn từ bếp, bên trong chứa đủ các thức cần thiết – nào bạc hà, cà chua, giá chín, và quan trọng nhất là những con cá rô mập mạp lặn sâu bên dưới. Bên trên, nào rau om, rau thơm được rắc kín mặt, điểm thêm những lát ớt đỏ, trông thật hấp dẫn. Những chú cá rô để nguyên con, được gắp ra để vào đĩa nước mắm tỏi ớt, thứ nước mắm thơm ngon của vùng Phú Quốc, ngấm vào thịt của cá, làm cho miếng cá càng ngon hơn bao giờ hết. Với bông điên điển, người ta không bỏ sẵn trong canh, chỉ khi nào ăn thì mới gắp và nhúng vào nước canh đang sôi.

Bông điên điển có vị nhân nhẩn, chỉ ăn lúc hãy còn tươi, để lâu, bông trở nên đắng khó ăn. Không biết có phải tại người Sài Gòn xuống quê miền Tây lạ miệng nên khen ngon, chứ còn người tại chỗ thì lại bảo rằng: bông điên điển nhân nhẩn chẳng ai thèm! Nhưng, giống như cọng rau đắng, rau má, hay như tiêu, ớt… thứ nào càng đắng, càng cay, hễ không ăn thì thôi, bén mùi rồi thì lại bắt ghiền.


a- Nguyên liệu:
- Bông điên điển 500g
- Cá bông lau 500g
- Me vắt 50g
- Rau om
- Ngò gai
- Tỏi
- Nước mắm
-Đường
- Hạt nêm
b- Cách làm

- Cá bông lau làm sạch, xắt lát vừa ăn. 
- Bông điên điển nhặt bỏ cọng, rửa sạch. 
- Ớt sừng xắt lát mỏng. 
- Cho một lít nước vào nồi nấu cho me tan, nêm nước mắm, muối, đường và bột ngọt cho sôi, cho cá vào đến khi chín.- Cho bông điên điển vào tô, xếp cá lên sau cho chan nước canh đang sôi vào. 
- Tỏi bằm nhỏ, phi chín vàng.
-  Rắc tỏi phi, rau ôm, ngò gai xắt mỏng lên trên, dùng kèm nước mắm mặn.

Nước canh chua sôi lên là chan ngay vào bông, vì thế bông mang vị ngọt và giòn giòn, ăn với cơm nóng thì không gì có thể so sánh bằng.

Sưu tầm

Phở Hà Nội

"Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có đi đến nơi đâu cũng thấy phở , nhưng phở  ở Hà Nội mới ngon".





Sự ra đời của phở đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi, có tài liệu cho rằng phở ra đời cách đây hàng trăm năm tại Nam Định, có tài liệu lại cho rằng phở có nguồn gốc từ món mỳ của Trung Quốc. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, phở từ khi ra đời cho đến tận ngày nay vẫn thuần tuý là đặc trưng của người Hà Nội với những thanh tao và truyền thống.


Phở Hà Nội xưa xuất xứ từ những gánh phở bò, gồm đầy đủ “chín - bắp - nạm - gầu”, chỉ đến những năm 50 của thế kỷ trước mới xuất hiện phở gà, phở tái. Tuy vậy, chỉ có phở bò chín là mang đầy đủ hương vị xưa nhất của phở Hà Nội. Tạo nên “hồn vía” cho bát phở chính là nước dùng, nước dùng trong món phở được ninh từ xương ống của bò cùng với một số gia vị. Hương vị thơm ngon của nước dùng chủ yếu là do các loại gia vị quyết định. Tuy nhiên, công thức của từng loại nước dùng cụ thể cho từng hiệu phở được giữ khá bí mật.


                               
Mặc dù vậy, có thể cảm nhận thấy mùi thơm của các loại gia vị thảo quả, gừng, đại hồi, đinh hương, hạt ngò gai, quế, hànhkhô, và vị ngọt thanh tao của xương ống, sá sùng, tôm nõn. Không thể không kể đến thành phần chính của bát phở đó là những lát thịt bò chín thái

mỏng và những sợi bánh phở trắng, dẻo, to bản. Thêm vào đó nhúm hành, rau thơm, chút hạt tiêu bắc, và vài giọt chanh. Tất cả tạo nên hương vị của bát phở Hà Nội. Hiện nay, Hà Nội vẫn còn nhiều quán phở ngon nổi tiếng như quán phở ở phố Bát Đàn, phở mậu dịch ở Lý Quốc Sư, phở Tư Lùn ở Hai Bà Trưng, phở Cường ở Hàng Muối, hay phở Thìn Bờ Hồ.


Đến Hà Nội, thăm thú cảnh quan nơi đây và thưởng thức đặc sản Hà Thành với món phở truyền thống sẽ thấy nét đẹp ẩn giấu của Hà Nội xưa và nay. Một món ăn đã đi vào tiềm thức của người dân nơi đây.
                                                                                                                                             Sưu tầm
"Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có đi đến nơi đâu cũng thấy phở , nhưng phở  ở Hà Nội mới ngon".





Sự ra đời của phở đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi, có tài liệu cho rằng phở ra đời cách đây hàng trăm năm tại Nam Định, có tài liệu lại cho rằng phở có nguồn gốc từ món mỳ của Trung Quốc. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, phở từ khi ra đời cho đến tận ngày nay vẫn thuần tuý là đặc trưng của người Hà Nội với những thanh tao và truyền thống.


Phở Hà Nội xưa xuất xứ từ những gánh phở bò, gồm đầy đủ “chín - bắp - nạm - gầu”, chỉ đến những năm 50 của thế kỷ trước mới xuất hiện phở gà, phở tái. Tuy vậy, chỉ có phở bò chín là mang đầy đủ hương vị xưa nhất của phở Hà Nội. Tạo nên “hồn vía” cho bát phở chính là nước dùng, nước dùng trong món phở được ninh từ xương ống của bò cùng với một số gia vị. Hương vị thơm ngon của nước dùng chủ yếu là do các loại gia vị quyết định. Tuy nhiên, công thức của từng loại nước dùng cụ thể cho từng hiệu phở được giữ khá bí mật.


                               
Mặc dù vậy, có thể cảm nhận thấy mùi thơm của các loại gia vị thảo quả, gừng, đại hồi, đinh hương, hạt ngò gai, quế, hànhkhô, và vị ngọt thanh tao của xương ống, sá sùng, tôm nõn. Không thể không kể đến thành phần chính của bát phở đó là những lát thịt bò chín thái

mỏng và những sợi bánh phở trắng, dẻo, to bản. Thêm vào đó nhúm hành, rau thơm, chút hạt tiêu bắc, và vài giọt chanh. Tất cả tạo nên hương vị của bát phở Hà Nội. Hiện nay, Hà Nội vẫn còn nhiều quán phở ngon nổi tiếng như quán phở ở phố Bát Đàn, phở mậu dịch ở Lý Quốc Sư, phở Tư Lùn ở Hai Bà Trưng, phở Cường ở Hàng Muối, hay phở Thìn Bờ Hồ.


Đến Hà Nội, thăm thú cảnh quan nơi đây và thưởng thức đặc sản Hà Thành với món phở truyền thống sẽ thấy nét đẹp ẩn giấu của Hà Nội xưa và nay. Một món ăn đã đi vào tiềm thức của người dân nơi đây.
                                                                                                                                             Sưu tầm

Tré món đặc sản ngon

Tré là một món ăn rất ngon khá nổi tiếng của người miền Trung, trong đó, hương vị được pha trộn giữa vị ngọt của thịt và vị cay của riềng.
 Món đặc sắc này được chế biến từ thịt đầu heo, bò hay thịt heo nạc bằng cách xắt lát trải phẳng sau đó cuộn tròn, trộn với một số hương liệu: tiêu, ớt chín, củ riềng, tỏi, muối, mè, thính... Sau đó, gói hỗn hợp trên trong lá ổi, bọc quanh lá chuối cột chặt bằng dây lạt. Tré sau khi làm để vài ngày là ăn được, tuy nhiên để lâu dễ bị chua vì thế nên để trong tủ lạnh sẽ được bảo quản lâu hơn.

a-Nguyên liệu:
- Thịt đầu heo, thịt đùi heo: 1 kg,
- Riềng: 1 củ,
- Thính (gạo ranggiã nhỏ): 100g,
- Mè: 100g,
- Tỏi băm nhuyễn,
- Gia vị: nước mắm, đường, bộtnêm, tiêu...
- Bánh tráng,
- Xà lách,
- Dưa leo,
- Rau thơm.
- Lá chuối sạch (hoặcmột hũ có nắp đậy).
Chuẩn bị cho 10 người ăn. 








b- Cách làm:


- Thịt đầu heo, thịt đùi heo luộc lên, xắt miếng vừa ăn. 
- Củ riềngthái sợi.
- Trộn hỗn hợp củ riềng, thịt heo, tỏi và nêm gia vị vừa ăn.
- Lấy lá chuối sạch bỏ thịt vào lá quấn lại (hoặc để thịt vào hũ, đậy kín nắp),sau 2 ngày là dùng được.
- Khi ăn, món tré này phải có vị chua chua, ngọt ngọt (giống như nem) ăn kèm bánh tráng cuốn rau sống chấm nước mắm chua ngọt. Hoặc dùng khoảng 3-4 gới tré bỏ ra đĩa , dùng đủa làm cho tơi ra rồi trộn với đậu phụng rang giả nhỏ , ớt bột và rãi rau thơm lên trên tạo thành món ăn hấp dẫn. 




Món ăn này đặc biệt dễ làm, có vị chua chua ngọt ngọt, lại không có cảmgiác bị ngán - rất thích hợp để gia đình bạn "lai rai" trong 3 ngày Tết sắp tới. 


Khi Tết đến người dân thường dùng tré ăn chung với dưa món, củ kiệu, bánh tét. Ngày nay, món tré rất phổ biến của mọi người dân miền Trung , nên có khá nhiều quán bán đặc sản tré ở đây . Tré là món ngon đã trở thành đặc sản Bình Định nói riêng và đặc sản miền Trung nói chung .

Hiện nay , tại Siêu thị Đặc sản miền Trung - Đại Lộc Phát có nhiều loại tré ngon , nổi tiếng và được du khách ưu chuộng . Đến với Siêu thị đăc sản miền Trung - Đại Lộc Phát quý khách an tâm về chất lượng sản phẩm , an toàn thực phẩm .

Sưu tầm

Tré là một món ăn rất ngon khá nổi tiếng của người miền Trung, trong đó, hương vị được pha trộn giữa vị ngọt của thịt và vị cay của riềng.
 Món đặc sắc này được chế biến từ thịt đầu heo, bò hay thịt heo nạc bằng cách xắt lát trải phẳng sau đó cuộn tròn, trộn với một số hương liệu: tiêu, ớt chín, củ riềng, tỏi, muối, mè, thính... Sau đó, gói hỗn hợp trên trong lá ổi, bọc quanh lá chuối cột chặt bằng dây lạt. Tré sau khi làm để vài ngày là ăn được, tuy nhiên để lâu dễ bị chua vì thế nên để trong tủ lạnh sẽ được bảo quản lâu hơn.

a-Nguyên liệu:
- Thịt đầu heo, thịt đùi heo: 1 kg,
- Riềng: 1 củ,
- Thính (gạo ranggiã nhỏ): 100g,
- Mè: 100g,
- Tỏi băm nhuyễn,
- Gia vị: nước mắm, đường, bộtnêm, tiêu...
- Bánh tráng,
- Xà lách,
- Dưa leo,
- Rau thơm.
- Lá chuối sạch (hoặcmột hũ có nắp đậy).
Chuẩn bị cho 10 người ăn. 








b- Cách làm:


- Thịt đầu heo, thịt đùi heo luộc lên, xắt miếng vừa ăn. 
- Củ riềngthái sợi.
- Trộn hỗn hợp củ riềng, thịt heo, tỏi và nêm gia vị vừa ăn.
- Lấy lá chuối sạch bỏ thịt vào lá quấn lại (hoặc để thịt vào hũ, đậy kín nắp),sau 2 ngày là dùng được.
- Khi ăn, món tré này phải có vị chua chua, ngọt ngọt (giống như nem) ăn kèm bánh tráng cuốn rau sống chấm nước mắm chua ngọt. Hoặc dùng khoảng 3-4 gới tré bỏ ra đĩa , dùng đủa làm cho tơi ra rồi trộn với đậu phụng rang giả nhỏ , ớt bột và rãi rau thơm lên trên tạo thành món ăn hấp dẫn. 




Món ăn này đặc biệt dễ làm, có vị chua chua ngọt ngọt, lại không có cảmgiác bị ngán - rất thích hợp để gia đình bạn "lai rai" trong 3 ngày Tết sắp tới. 


Khi Tết đến người dân thường dùng tré ăn chung với dưa món, củ kiệu, bánh tét. Ngày nay, món tré rất phổ biến của mọi người dân miền Trung , nên có khá nhiều quán bán đặc sản tré ở đây . Tré là món ngon đã trở thành đặc sản Bình Định nói riêng và đặc sản miền Trung nói chung .

Hiện nay , tại Siêu thị Đặc sản miền Trung - Đại Lộc Phát có nhiều loại tré ngon , nổi tiếng và được du khách ưu chuộng . Đến với Siêu thị đăc sản miền Trung - Đại Lộc Phát quý khách an tâm về chất lượng sản phẩm , an toàn thực phẩm .

Sưu tầm

Tôm chua Đà Nẵng .

Món ăn Đà Nẵng  được chế biến công phu, tinh tế. Nhiều người cho rằng ăn các món đặc sản Đà Nẵng là thưởng thức cái đẹp. cái hương vị đậm đà của ngưoì miền Trung  Có hàng trăm món ngon nổi tiếng của các địa phương , nhưng mọi người  đều biết đến tiếng mắm tôm chua  ăn với thịt heo luộc kèm khế,  dưa , chuối sứ , bánh tráng Đại Lộc và  các loại rau thơm .



Những người Đà Nẵng xa quê , sau chuyến thăm nhà thường mang theo một vài thứ hương vị quê hương và trong những thứ đó, dường như không thể thiếu thẩu tôm chua . Du khách trước khi dời 
Đà Nẵng  đều muốn mua vài thẩu về cho người thân. Tôm chua giờ đây nhiều nơi khác trong nước có thể làm được nhưng tôm chua ở Đà Nẵng mới ngon . 

Hiện nay ở Đà Nẵng có nhiều loại tôm chua ngon , nổi tiếng là món quà thiết thực của nhiều du khách . Siêu thị Đặch sản miền Trung đã nghiên cứu thị trường và chọn lọc các loại đặc sản  ngon , chất lượng , giá trị dinh dưỡng cao để phục vụ mọi người . Đến với siêu thị đặc sản miền Trung - Đại Lộc Phát quý khách sẽ hài lòng không những về đặc sản mà còn sự mếm khách , sự thật thà , giản dị của người miền  Trung .




Tất cả các loại tôm đều chế biến được thành tôm chua, tôm càng tươi càng ngon. Đặc biệt là tôm rằn, lúc chín tôm màu đỏ tự nhiên rất hấp dẫn.
Chọn tôm tươi sống, đều con, cắt râu, rửa sạch, để ráo nước, ngâm với rượu cho đến khi hết mùi rượu, vớt ra để ráo nước. Măng vòi ( phần non ), tỏi xắt lát mỏng, củ riềng xắt rối, ớt thái thành lát dài. Trộn đều tôm, xôi, măng vòi, tỏi, ớt, riềng, nước mắm ngon hoặc muối, cho vào thẩu thuỷ tinh hoặc thẩu men, lấy vài thanh tre mỏng gài lại và đậy nắp, để nơi có nắng ấm độ 3 ngày. Sau đó đưa vào nơi khô ráo và mát. Từ 5 đến 7 ngày, màu trắng của xôi, măng, riềng, tỏi, màu đỏ của tôm, ớt cho ta một thẩu tôm chua chín vừa đẹp vừa thơm ngon.




Món tôm chua  càng nhiều riềng ăn càng ngon. Khi ăn, gia thêm ớt, tỏi, đường, bột ngọt. Có thể thay rau sống bằng dưa giá, củ kiệu. Một miếng ăn ghém, vị ngọt bùi của tôm, vị béo của thịt, vị cay, thơm của riềng, tỏi, ớt, vị chua của khế, vị chát của vả, hương thơm của rau... Tất cả đều dồn lên đầu lưỡi một vị thật tuyệt vời.

Sưu tầm
Món ăn Đà Nẵng  được chế biến công phu, tinh tế. Nhiều người cho rằng ăn các món đặc sản Đà Nẵng là thưởng thức cái đẹp. cái hương vị đậm đà của ngưoì miền Trung  Có hàng trăm món ngon nổi tiếng của các địa phương , nhưng mọi người  đều biết đến tiếng mắm tôm chua  ăn với thịt heo luộc kèm khế,  dưa , chuối sứ , bánh tráng Đại Lộc và  các loại rau thơm .



Những người Đà Nẵng xa quê , sau chuyến thăm nhà thường mang theo một vài thứ hương vị quê hương và trong những thứ đó, dường như không thể thiếu thẩu tôm chua . Du khách trước khi dời 
Đà Nẵng  đều muốn mua vài thẩu về cho người thân. Tôm chua giờ đây nhiều nơi khác trong nước có thể làm được nhưng tôm chua ở Đà Nẵng mới ngon . 

Hiện nay ở Đà Nẵng có nhiều loại tôm chua ngon , nổi tiếng là món quà thiết thực của nhiều du khách . Siêu thị Đặch sản miền Trung đã nghiên cứu thị trường và chọn lọc các loại đặc sản  ngon , chất lượng , giá trị dinh dưỡng cao để phục vụ mọi người . Đến với siêu thị đặc sản miền Trung - Đại Lộc Phát quý khách sẽ hài lòng không những về đặc sản mà còn sự mếm khách , sự thật thà , giản dị của người miền  Trung .




Tất cả các loại tôm đều chế biến được thành tôm chua, tôm càng tươi càng ngon. Đặc biệt là tôm rằn, lúc chín tôm màu đỏ tự nhiên rất hấp dẫn.
Chọn tôm tươi sống, đều con, cắt râu, rửa sạch, để ráo nước, ngâm với rượu cho đến khi hết mùi rượu, vớt ra để ráo nước. Măng vòi ( phần non ), tỏi xắt lát mỏng, củ riềng xắt rối, ớt thái thành lát dài. Trộn đều tôm, xôi, măng vòi, tỏi, ớt, riềng, nước mắm ngon hoặc muối, cho vào thẩu thuỷ tinh hoặc thẩu men, lấy vài thanh tre mỏng gài lại và đậy nắp, để nơi có nắng ấm độ 3 ngày. Sau đó đưa vào nơi khô ráo và mát. Từ 5 đến 7 ngày, màu trắng của xôi, măng, riềng, tỏi, màu đỏ của tôm, ớt cho ta một thẩu tôm chua chín vừa đẹp vừa thơm ngon.




Món tôm chua  càng nhiều riềng ăn càng ngon. Khi ăn, gia thêm ớt, tỏi, đường, bột ngọt. Có thể thay rau sống bằng dưa giá, củ kiệu. Một miếng ăn ghém, vị ngọt bùi của tôm, vị béo của thịt, vị cay, thơm của riềng, tỏi, ớt, vị chua của khế, vị chát của vả, hương thơm của rau... Tất cả đều dồn lên đầu lưỡi một vị thật tuyệt vời.

Sưu tầm

Bánh xèo Nam bộ

Nói đến ẩm thực Nam Bộ, không thiếu được món Bánh xèo. Một món ăn đã trở nên quen thuộc với hầu hết người dân nơi đây.

Để làm được bánh xèo ngon quan trọng nhất là khâu pha bột. Bột để làm bánh xèo là bột gạo pha với nước cốt dừa, bột nghệ và nhiều loại gia vị khác nhau. Bánh tráng trong chảo lớn, người tráng phải thật nhanh tay và biết căn thời gian chính xác để bánh tráng ra mỏng đều, giòn mà không gãy vụn và không bị cháy bánh.

Bánh xèo có kích cỡ khoảng bằng vành nón, nhân bên trong có thịt gà, lợn xào, trứng cút, giá đỗ, hành hoa, tôm,…Khi bánh chín, người ta gập đôi chiếc bánh và xếp vào lớp lá chuối xanh nõn nà, màu vàng của bánh với màu xanh của lá, chỉ nhìn thấy thôi cũng đã muốn thử một miếng.

Nhưng để thưởng thức trọn vẹn hương vị của bánh không thể thiếu được nước chấm và rau sống. Nước chấm phải đủ vị chua, cay mặn, ngọt và mùi thơm nồng của tỏi giã nhỏ, thêm vào đó là chút dưa chua củ cải. Rau sống cũng phải đủ vị: xà lách, húng, lá cách, lá cốt,…..Món ăn dân dã này phải dùng tay để ăn mới thưởng thức được hết hương vị của bánh trọn vẹn nhất.



Bánh xèo ngày nay đã rất phổ biến không chỉ trong miền đất phía Nam mà đã thành món ngon của dân tộc. Món ăn đậm chất dân dã của miệt vườn Nam Bộ .

Ở Đà Nẵng có nhiều quán bánh xèo rất ngon , hấp dẫn , những buổi chiều mưa bay lất phất lại nhớ nhớ đến bánh xèo .
Nói đến ẩm thực Nam Bộ, không thiếu được món Bánh xèo. Một món ăn đã trở nên quen thuộc với hầu hết người dân nơi đây.

Để làm được bánh xèo ngon quan trọng nhất là khâu pha bột. Bột để làm bánh xèo là bột gạo pha với nước cốt dừa, bột nghệ và nhiều loại gia vị khác nhau. Bánh tráng trong chảo lớn, người tráng phải thật nhanh tay và biết căn thời gian chính xác để bánh tráng ra mỏng đều, giòn mà không gãy vụn và không bị cháy bánh.

Bánh xèo có kích cỡ khoảng bằng vành nón, nhân bên trong có thịt gà, lợn xào, trứng cút, giá đỗ, hành hoa, tôm,…Khi bánh chín, người ta gập đôi chiếc bánh và xếp vào lớp lá chuối xanh nõn nà, màu vàng của bánh với màu xanh của lá, chỉ nhìn thấy thôi cũng đã muốn thử một miếng.

Nhưng để thưởng thức trọn vẹn hương vị của bánh không thể thiếu được nước chấm và rau sống. Nước chấm phải đủ vị chua, cay mặn, ngọt và mùi thơm nồng của tỏi giã nhỏ, thêm vào đó là chút dưa chua củ cải. Rau sống cũng phải đủ vị: xà lách, húng, lá cách, lá cốt,…..Món ăn dân dã này phải dùng tay để ăn mới thưởng thức được hết hương vị của bánh trọn vẹn nhất.



Bánh xèo ngày nay đã rất phổ biến không chỉ trong miền đất phía Nam mà đã thành món ngon của dân tộc. Món ăn đậm chất dân dã của miệt vườn Nam Bộ .

Ở Đà Nẵng có nhiều quán bánh xèo rất ngon , hấp dẫn , những buổi chiều mưa bay lất phất lại nhớ nhớ đến bánh xèo .

Bánh hỏi Bình Định

Bánh hỏi là món ăn truyền thống ở tất cả các địa phương trong tỉnh Bình Định. Người dân nơi đây có thể ăn sáng, ăn trưa, ăn tối bằng bánh hỏi để trừ cơm... 

 Tất cả những làng quê Bình Định khi cúng giỗ, cưới hỏi, lễ lạt đều có món bánh hỏi. Bánh hỏi làm bằng bột gạo, người ta thường dùng gạo cũ sau đó ngâm một đêm cho mềm, rồi xay thành bột. Người làm bánh sẽ nhồi bột thành những “vặn” lớn và cho vào khuôn nhôm. Người vắt bánh sẽ trải đều sợi bánh trên những tấm nan tre hình chữ nhật rồi đem hấp chín. 


Sau đó người ta chuẩn bị lá hẹ với cách thái nhỏ, xào qua dầu ăn cho thơm và phết lên từng tấm bánh trước khi ăn. Lá hẹ tạo nên hương vị chính của món bánh hỏi vì nó có tính khử dầu, làm cho bánh vừa thơm vừa bùi mà không cần đến bất kỳ thứ rau thơm nào ăn kèm.

Món bánh hỏi, thịt heo luộc, rau sống cùng cuộn chung với bánh tráng mỏng đã nhúng nước rồi chấm mắm nêm là món ăn khoái khẩu của người dân đất võ. Đây không phải là món bánh dùng nóng nên bạn có thể ăn bất kỳ lúc nào tùy thích.

Sưu tầm
Bánh hỏi là món ăn truyền thống ở tất cả các địa phương trong tỉnh Bình Định. Người dân nơi đây có thể ăn sáng, ăn trưa, ăn tối bằng bánh hỏi để trừ cơm... 

 Tất cả những làng quê Bình Định khi cúng giỗ, cưới hỏi, lễ lạt đều có món bánh hỏi. Bánh hỏi làm bằng bột gạo, người ta thường dùng gạo cũ sau đó ngâm một đêm cho mềm, rồi xay thành bột. Người làm bánh sẽ nhồi bột thành những “vặn” lớn và cho vào khuôn nhôm. Người vắt bánh sẽ trải đều sợi bánh trên những tấm nan tre hình chữ nhật rồi đem hấp chín. 


Sau đó người ta chuẩn bị lá hẹ với cách thái nhỏ, xào qua dầu ăn cho thơm và phết lên từng tấm bánh trước khi ăn. Lá hẹ tạo nên hương vị chính của món bánh hỏi vì nó có tính khử dầu, làm cho bánh vừa thơm vừa bùi mà không cần đến bất kỳ thứ rau thơm nào ăn kèm.

Món bánh hỏi, thịt heo luộc, rau sống cùng cuộn chung với bánh tráng mỏng đã nhúng nước rồi chấm mắm nêm là món ăn khoái khẩu của người dân đất võ. Đây không phải là món bánh dùng nóng nên bạn có thể ăn bất kỳ lúc nào tùy thích.

Sưu tầm

Bánh tổ Hội An

Bánh tổ xuất hiện trên đất Hội An do người Hoa du nhập từ thế kỷ 16 - 17 và tồn tại cho đến ngày nay. Bánh tổ cùng với món cao lầu là hai món ăn truyền thống, đặc trưng cho "văn hóa ẩm thực" phố cổ Hội An từ hàng trăm năm qua.


Loại bánh này đã truyền tụng qua câu ca:
        Nem chả Hòa Vang
        Bánh tổ Hội An
        Khoai lang Trà Kiệu
        Thơm rượu Tam Kỳ

Bánh tổ chỉ thấy xuất hiện vào dịp Tết đến, xuân về, được trưng bày trên bàn thờ gia tiên một cách trang trọng. Cũng như bánh tét, bánh chưng, bánh tổ được nấu trước ngày Tết.


Nguyên liệu gồm có nếp và đường. Nếp phải chọn loại nếp thật tốt, phơi thật khô rồi đem xay thành bột. Bột nếp và đường đem "sên" cho thật kỹ, lọc bỏ hết tạp chất rồi thêm vào chút nước gừng tươi để làm tăng hương vị. Sau đó cho bột vào chiếc khuôn đan bằng nan tre trông như rọ có đường kính chừng 10 - 15 cm, bên trong có lót sẵn lớp lá chuối khô. Bánh được gói lại và dùng tăm tre ghim kín các mép lá.

Bánh tổ đem hấp chín, vớt ra để nguội rồi cất vào nơi thoáng mát. Tùy theo bột và đường sên mà bánh có nhiều mầu khác nhau, từ mầu trắng đục cho đến mầu ngà hay nâu nhạt.

Bánh tổ Hội An vừa dai vừa dẻo, hương vị đậm đà lạ miệng. Bánh có thể để được lâu mà không sợ bị ẩm mốc, ngả mùi.

Sưu tầm
Bánh tổ xuất hiện trên đất Hội An do người Hoa du nhập từ thế kỷ 16 - 17 và tồn tại cho đến ngày nay. Bánh tổ cùng với món cao lầu là hai món ăn truyền thống, đặc trưng cho "văn hóa ẩm thực" phố cổ Hội An từ hàng trăm năm qua.


Loại bánh này đã truyền tụng qua câu ca:
        Nem chả Hòa Vang
        Bánh tổ Hội An
        Khoai lang Trà Kiệu
        Thơm rượu Tam Kỳ

Bánh tổ chỉ thấy xuất hiện vào dịp Tết đến, xuân về, được trưng bày trên bàn thờ gia tiên một cách trang trọng. Cũng như bánh tét, bánh chưng, bánh tổ được nấu trước ngày Tết.


Nguyên liệu gồm có nếp và đường. Nếp phải chọn loại nếp thật tốt, phơi thật khô rồi đem xay thành bột. Bột nếp và đường đem "sên" cho thật kỹ, lọc bỏ hết tạp chất rồi thêm vào chút nước gừng tươi để làm tăng hương vị. Sau đó cho bột vào chiếc khuôn đan bằng nan tre trông như rọ có đường kính chừng 10 - 15 cm, bên trong có lót sẵn lớp lá chuối khô. Bánh được gói lại và dùng tăm tre ghim kín các mép lá.

Bánh tổ đem hấp chín, vớt ra để nguội rồi cất vào nơi thoáng mát. Tùy theo bột và đường sên mà bánh có nhiều mầu khác nhau, từ mầu trắng đục cho đến mầu ngà hay nâu nhạt.

Bánh tổ Hội An vừa dai vừa dẻo, hương vị đậm đà lạ miệng. Bánh có thể để được lâu mà không sợ bị ẩm mốc, ngả mùi.

Sưu tầm

Phở chua xứ Lạng

Du khách đến với vùng đất Lạng Sơn không chỉ vì vẻ đẹp non nước hữu tình, không chỉ vì con người nơi đây mộc mạc, chất phác và hiền hậu mà còn say mê cả những món ăn dân dã và đặc trưng nơi đây. Mấy ai khi đến Lạng Sơn mà không thưởng thức những món đặc sản nơi đây.

Không biết phở chua có phải xuất xứ từ vùng đất này hay không nhưng tên của nó đã gắn với tên miền đất non nước này - Phở chua xứ Lạng.


Không giống phở Hà Nội, hay phở Sài gòn...., phở chua Lạng Sơn nổi tiếng cũng từ hương vị rất riêng và đặc biệt. Từ sợi phở có vị hơi hơi chua ngọt, sợi se khô, đanh hơn và dai hơn. Chưa cần nếm thử tô phở, bạn đã nhận thấy điều khác biệt vì nguyên liệu vô cùng phong phú: Khoai môn thái miếng mỏng hoặc con chì chiên vàng rộm, miếng gan heo mỏng tang chiên cháy cạnh vừa ngon lại vừa bùi. Phở chua ăn cùng với các loại thịt cay như: thịt ba rọi, thịt vịt hay dạ dày quay được tẩm ướp tỏi và các loại gia vị tạo nên một mùi vị thơm lừng rất đặc trưng của tô phở. Sau khi cho phở vào tô, thêm vào những lát thịt quay, bày lên phía trên nào là khoai môn chiên, gan chiên rồi nước dùng vào. Nước dùng chính là thứ quyết định hương vị của món ăn. Nó phải đảm bảo vị ngọt dịu thanh, vị chua, vị mặn, cay và đặc biệt là vị ngậy của mỡ heo quay hay thịt vịt quay. Sau khi rưới nước dùng, người ta rắc thêm đậu phộng rang, rau thơm thái nhỏ, hành phi thơm, dưa chuột và vài lát lạp xưởng đỏ hồng trông vô cùng hấp dẫn. Mỗi thứ chỉ chút xíu thôi, ăn rất vừa miệng mà không hề ngấy vì phở vừa có vị chua chua ngọt ngọt rất hấp dẫn, lại vừa thơm các loại gia vị.


Có dịp thăm xứ Lạng, du khách không bao giờ bỏ qua cơ hội thưởng thức món ăn này. Đây là một trong những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc mà ngay cả khách ngoại quốc đã từng thưởng thức cũng không thể nào quên.

Sưu tầm

Du khách đến với vùng đất Lạng Sơn không chỉ vì vẻ đẹp non nước hữu tình, không chỉ vì con người nơi đây mộc mạc, chất phác và hiền hậu mà còn say mê cả những món ăn dân dã và đặc trưng nơi đây. Mấy ai khi đến Lạng Sơn mà không thưởng thức những món đặc sản nơi đây.

Không biết phở chua có phải xuất xứ từ vùng đất này hay không nhưng tên của nó đã gắn với tên miền đất non nước này - Phở chua xứ Lạng.


Không giống phở Hà Nội, hay phở Sài gòn...., phở chua Lạng Sơn nổi tiếng cũng từ hương vị rất riêng và đặc biệt. Từ sợi phở có vị hơi hơi chua ngọt, sợi se khô, đanh hơn và dai hơn. Chưa cần nếm thử tô phở, bạn đã nhận thấy điều khác biệt vì nguyên liệu vô cùng phong phú: Khoai môn thái miếng mỏng hoặc con chì chiên vàng rộm, miếng gan heo mỏng tang chiên cháy cạnh vừa ngon lại vừa bùi. Phở chua ăn cùng với các loại thịt cay như: thịt ba rọi, thịt vịt hay dạ dày quay được tẩm ướp tỏi và các loại gia vị tạo nên một mùi vị thơm lừng rất đặc trưng của tô phở. Sau khi cho phở vào tô, thêm vào những lát thịt quay, bày lên phía trên nào là khoai môn chiên, gan chiên rồi nước dùng vào. Nước dùng chính là thứ quyết định hương vị của món ăn. Nó phải đảm bảo vị ngọt dịu thanh, vị chua, vị mặn, cay và đặc biệt là vị ngậy của mỡ heo quay hay thịt vịt quay. Sau khi rưới nước dùng, người ta rắc thêm đậu phộng rang, rau thơm thái nhỏ, hành phi thơm, dưa chuột và vài lát lạp xưởng đỏ hồng trông vô cùng hấp dẫn. Mỗi thứ chỉ chút xíu thôi, ăn rất vừa miệng mà không hề ngấy vì phở vừa có vị chua chua ngọt ngọt rất hấp dẫn, lại vừa thơm các loại gia vị.


Có dịp thăm xứ Lạng, du khách không bao giờ bỏ qua cơ hội thưởng thức món ăn này. Đây là một trong những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc mà ngay cả khách ngoại quốc đã từng thưởng thức cũng không thể nào quên.

Sưu tầm

Chả cá Lã Vọng

Không giống như những món ăn ngon của Hà Nội, chả cá Lã Vọng đã ra đời trong hoàn cảnh khá đặc biệt. Đây vốn là món ăn dân dã đã được gia đình họ Đoàn bán trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, và chả cá đã sớm trở thành món ăn ngon nổi danh khắp Hà Nội. Tên gọi chả cá Lã Vọng là do trong nhà hàng luôn bày tượng ông già Lã Vọng ngồi câu cá, vì thế khách ăn quen gọi là Chả cá Lã Vọng, ngày nay trở thành tên gọi của nhà hàng. Điều đặc biệt hơn nữa là tên gọi của món chả cá qua thời gian đã trở thành tên gọi của con phố nơi món chả cá ra đời.


                               

Cá làm chả lại phải là cá Lăng thật tươi mới thật đúng vị, vì cá Lăng ít xương, lại ngọt thịt và thơm. Không có cá Lăng thì mới buộc phải dùng đến cá nheo, cá quả. Tuy nhiên, hiện nay chả cá để phục vụ đại trà cho thực khách, nhà hàng thường phải thay thế bằng cá quả. Thịt cá phải lạng từ hai bên sườn, thái mỏng ướp với nước riềng, nghệ, mẻ, hạt tiêu, nước mắm rồi kẹp vào cặp tre nướng trên lò than hoa hồng rực đặt ngay trên bàn ăn của khách. Người nướng phải thật khéo sao cho cá chín vàng đều hai bên sau đó gỡ ra bát, rưới mỡ đang sôi lên trên. Ăn chả phải ăn nóng, kèm với bánh đa nướng hay bún rối, lạc rang, rau mùi, húng láng, thì là, hành củ tươi chẻ nhỏ chấm với mắm tôm, vắt nhiều chanh tươi đánh sủi lên rồi tra thêm một chút tinh cà cuống, thêm vài giọt rượu trắng. Hương vị chả cá đặc biệt thơm ngon hơn khi người ăn nhấm nháp món ăn và nhâm nhi với chút rượu mạnh .
 
Tiếng mỡ nóng phi hành hoa kêu lép bép. Màu cá nướng vàng rộm thơm lừng đặt trên những lớp rau thì là xanh mướt, bên lò nướng than hồng rực, ấm áp cho ta cái cảm giác như đang được hưởng cái tinh tuý của đất trời nước non.

Mỗi món ngon Hà Thành đều mang trong đó "tâm hồn", chả cá Lã Vọng cũng không nằm ngoài, và cùng với thời gian chả cá lã Vọng đã trở thành một nét đẹp trong văn hoá ẩm thực nơi đây

Sưu tầm
Không giống như những món ăn ngon của Hà Nội, chả cá Lã Vọng đã ra đời trong hoàn cảnh khá đặc biệt. Đây vốn là món ăn dân dã đã được gia đình họ Đoàn bán trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, và chả cá đã sớm trở thành món ăn ngon nổi danh khắp Hà Nội. Tên gọi chả cá Lã Vọng là do trong nhà hàng luôn bày tượng ông già Lã Vọng ngồi câu cá, vì thế khách ăn quen gọi là Chả cá Lã Vọng, ngày nay trở thành tên gọi của nhà hàng. Điều đặc biệt hơn nữa là tên gọi của món chả cá qua thời gian đã trở thành tên gọi của con phố nơi món chả cá ra đời.


                               

Cá làm chả lại phải là cá Lăng thật tươi mới thật đúng vị, vì cá Lăng ít xương, lại ngọt thịt và thơm. Không có cá Lăng thì mới buộc phải dùng đến cá nheo, cá quả. Tuy nhiên, hiện nay chả cá để phục vụ đại trà cho thực khách, nhà hàng thường phải thay thế bằng cá quả. Thịt cá phải lạng từ hai bên sườn, thái mỏng ướp với nước riềng, nghệ, mẻ, hạt tiêu, nước mắm rồi kẹp vào cặp tre nướng trên lò than hoa hồng rực đặt ngay trên bàn ăn của khách. Người nướng phải thật khéo sao cho cá chín vàng đều hai bên sau đó gỡ ra bát, rưới mỡ đang sôi lên trên. Ăn chả phải ăn nóng, kèm với bánh đa nướng hay bún rối, lạc rang, rau mùi, húng láng, thì là, hành củ tươi chẻ nhỏ chấm với mắm tôm, vắt nhiều chanh tươi đánh sủi lên rồi tra thêm một chút tinh cà cuống, thêm vài giọt rượu trắng. Hương vị chả cá đặc biệt thơm ngon hơn khi người ăn nhấm nháp món ăn và nhâm nhi với chút rượu mạnh .
 
Tiếng mỡ nóng phi hành hoa kêu lép bép. Màu cá nướng vàng rộm thơm lừng đặt trên những lớp rau thì là xanh mướt, bên lò nướng than hồng rực, ấm áp cho ta cái cảm giác như đang được hưởng cái tinh tuý của đất trời nước non.

Mỗi món ngon Hà Thành đều mang trong đó "tâm hồn", chả cá Lã Vọng cũng không nằm ngoài, và cùng với thời gian chả cá lã Vọng đã trở thành một nét đẹp trong văn hoá ẩm thực nơi đây

Sưu tầm

Lẩu mắm miền Nam

Lẩu Mắm là một món ăn tổng hợp đầy đủ các sản phẩm từ biển cả, ao hồ, ruộng đồng sông ngòi: cá, tôm, cua, mực, bò, heo... và đặc biệt là một số lượng phong phú, đa dạng của các loài rau. 





 Hầu như nơi mảnh đất hoang dã miền nam mọc thứ rau gì ăn được, là có thể tìm thấy trong đĩa rau của lẩu mắm: rau muống, rau cải trời, cọng súng, bông điên điển, giá sống, rau thơm, khế chua, chuối chát, dưa chuột, rau đắng, ớt đỏ, thơm... Đặc biệt không thể thiếu bóng dáng ngọn rau dừa. Với lượng động vật và thực vật phong phú ấy món ăn đã đem lại cho thực khách ngoài sự bắt mắt, ngon miệng, còn cung cấp một lượng dưỡng chất phong phú, các chất sinh năng lượng và các vitamin...
Ăn lẩu mắm, nếu thiếu rau, không thể gọi là lẩu mắm. Ăn lẩu mắm, nếu thiếu vị mắm, cũng không thể gọi là lẩu mắm. Chính vì thế, chỉ trên mảnh đất Nam Bộ mới sáng tạo được món ăn độc đáo này. Cái ngon có được do sản địa quê nhà và người ăn có biết bao kỷ niệm gắn bó với hương vị đậm đà của sắc mắm quê hương.Thành phần để tạo nên lẩu mắm bao gồm rau, cá, thịt và mắm. Rau để ăn lẩu mắm phải bao gồm tới 22 loại: ngó sen, bông súng, rau nhút, hẹ, ngò gai, ngò ôm, cải bắc thảo, cải xanh, rau muống, rau ngổ, cần đước, đậu rồng, cù nèo, tai tượng, tần ô, rau đắng, càng cua, bông so đũa, bông điên điển, cà phổi, giá, bắp chuối, khổ qua, đậu bắp, nấm rơm. Các loại cá tươi cũng rất phong phú: cá rô, lươn, cá kèo, các chạch, cá ngát, cá bông lau, cá basa, cá lóc. Và thực phẩm chín bao gồm các loại: thịt ba rọi, mực, tôm, tàu hũ (đậu phụ). Để thưởng thức lẩu mắm trọn vẹn nhất phải kể đến nồi nước lèo, nước lèo phải thơm lựng mùi nước cốt mắm đặc trưng. Chất mắm đậm đà, thêm vào đó thịt, cá, lươn,…béo ngọt và rau đồng thơm mát hoà quyện tạo nên món lẩu mắm đậm chất dân dã miền quê Nam Bộ.



a-Nguyên liệu ( làm 1 lẩu cho 4-5 người ăn)


- Cá hú, cá chẻm, tôm, mực, thịt bò, heo... mỗi thứ 250g 
- Mắm cá đồng: 1 chén - Nước dùng: 1 lít 
- Các loại rau: Cà tím, thơm, dưa chuột, cải trời, khế chua, chuối chát, rau dừa, rau đắng... đủ sắp một đĩa lớn. - Gia vị: mỡ nước, đường, hành, tỏi, sả, nước mắm ngon...
- Món ăn kèm: bún gạo tươi hoặc cơm trắng.

b-Cách làm

Để chế biến món lẩu mắm lừng danh, trước hết cần biết chọn lựa thực phẩm và kỹ thuật sơ chế đạt các yếu cầu về chất lượng, vệ sinh, dinh dưỡng và thẩm mỹ:
Phải chọn loại mắm làm từ cá linh, cá sặc. Thịt mắm phải đỏ tươi, hương thơm dìu dịu, có độ ngọt, béo.
Nước dùng chế biến, nấu từ xương cùi heo tươi, đạt các tiêu chuẩn: trong, thơm, ngọt.... Quậy đều mắm vào nước dùng, nấu sôi một lúc cho tiết hết chất mắm, để lắng, lọc qua rây.
Các loại thực phẩm như: thịt bò, heo, cá chẻm, cá hú... phải thật tươi và cắt lát mỏng. Nếu miếng thịt khổ nhỏ, phải nghiêng bản dao lạng chếch hoặc lạng thắt dây để tạo ra lát thịt lớn khổ hơn, dễ trang trí đẹp mắt.
Tôm tươi, lột vỏ nhưng chừa đuôi, rút bỏ đường chỉ đen ở sống lưng. * Mực tươi, cắt lát, khứa ca-rô để dễ thấm.
Cua rửa sạch, lột mai, nếu cua lớn, có thể chặt thành hai, bốn...
Cà tím: cắt khúc khoảng 5cm, chẻ 4 theo chiều dọc, ngâm sơ vào nước muối.

c- Cách trang trí


Đĩa rau sống, bố trí sắc màu như thế nào để cùng đều làm bật tất cả từng nguyên liệu một để khi chỉ nhìn, thực khách cũng đủ thấy thèm ăn.
Sau khi đã chuẩn bị thực phẩm, đặt lẩu lên bếp, cho vào lẩu 2 muỗng mỡ nước (hoặc dầu), mỡ nóng, cho hành tỏi băm vào, phi vàng, cho tiếp sả băm để tạo thêm hương thơm. Tiếp tục cho cá vào trước, tiếp đến thịt ba chỉ, đảo cho săn mặt. Sau đó cho cà tím vào lẩu. Tiếp tục cho nước mắm đã lọc vào. Nấu nước lẩu sôi, hạ lửa vớt bọt. Nêm lại gia vị hơi nhạt để trong quá trình ăn, nước lẩu còn sắc lại vị sẽ vừa.Món lẩu mắm qua thời gian dài hàng trăm năm đã trở thành cao lương mỹ vị độc đáo của Nam Bộ. Một kiểu ẩm thực tạo nên sự giao hoà của thiên nhiên thật hiếm thấy.

Sưu tầm
Lẩu Mắm là một món ăn tổng hợp đầy đủ các sản phẩm từ biển cả, ao hồ, ruộng đồng sông ngòi: cá, tôm, cua, mực, bò, heo... và đặc biệt là một số lượng phong phú, đa dạng của các loài rau. 





 Hầu như nơi mảnh đất hoang dã miền nam mọc thứ rau gì ăn được, là có thể tìm thấy trong đĩa rau của lẩu mắm: rau muống, rau cải trời, cọng súng, bông điên điển, giá sống, rau thơm, khế chua, chuối chát, dưa chuột, rau đắng, ớt đỏ, thơm... Đặc biệt không thể thiếu bóng dáng ngọn rau dừa. Với lượng động vật và thực vật phong phú ấy món ăn đã đem lại cho thực khách ngoài sự bắt mắt, ngon miệng, còn cung cấp một lượng dưỡng chất phong phú, các chất sinh năng lượng và các vitamin...
Ăn lẩu mắm, nếu thiếu rau, không thể gọi là lẩu mắm. Ăn lẩu mắm, nếu thiếu vị mắm, cũng không thể gọi là lẩu mắm. Chính vì thế, chỉ trên mảnh đất Nam Bộ mới sáng tạo được món ăn độc đáo này. Cái ngon có được do sản địa quê nhà và người ăn có biết bao kỷ niệm gắn bó với hương vị đậm đà của sắc mắm quê hương.Thành phần để tạo nên lẩu mắm bao gồm rau, cá, thịt và mắm. Rau để ăn lẩu mắm phải bao gồm tới 22 loại: ngó sen, bông súng, rau nhút, hẹ, ngò gai, ngò ôm, cải bắc thảo, cải xanh, rau muống, rau ngổ, cần đước, đậu rồng, cù nèo, tai tượng, tần ô, rau đắng, càng cua, bông so đũa, bông điên điển, cà phổi, giá, bắp chuối, khổ qua, đậu bắp, nấm rơm. Các loại cá tươi cũng rất phong phú: cá rô, lươn, cá kèo, các chạch, cá ngát, cá bông lau, cá basa, cá lóc. Và thực phẩm chín bao gồm các loại: thịt ba rọi, mực, tôm, tàu hũ (đậu phụ). Để thưởng thức lẩu mắm trọn vẹn nhất phải kể đến nồi nước lèo, nước lèo phải thơm lựng mùi nước cốt mắm đặc trưng. Chất mắm đậm đà, thêm vào đó thịt, cá, lươn,…béo ngọt và rau đồng thơm mát hoà quyện tạo nên món lẩu mắm đậm chất dân dã miền quê Nam Bộ.



a-Nguyên liệu ( làm 1 lẩu cho 4-5 người ăn)


- Cá hú, cá chẻm, tôm, mực, thịt bò, heo... mỗi thứ 250g 
- Mắm cá đồng: 1 chén - Nước dùng: 1 lít 
- Các loại rau: Cà tím, thơm, dưa chuột, cải trời, khế chua, chuối chát, rau dừa, rau đắng... đủ sắp một đĩa lớn. - Gia vị: mỡ nước, đường, hành, tỏi, sả, nước mắm ngon...
- Món ăn kèm: bún gạo tươi hoặc cơm trắng.

b-Cách làm

Để chế biến món lẩu mắm lừng danh, trước hết cần biết chọn lựa thực phẩm và kỹ thuật sơ chế đạt các yếu cầu về chất lượng, vệ sinh, dinh dưỡng và thẩm mỹ:
Phải chọn loại mắm làm từ cá linh, cá sặc. Thịt mắm phải đỏ tươi, hương thơm dìu dịu, có độ ngọt, béo.
Nước dùng chế biến, nấu từ xương cùi heo tươi, đạt các tiêu chuẩn: trong, thơm, ngọt.... Quậy đều mắm vào nước dùng, nấu sôi một lúc cho tiết hết chất mắm, để lắng, lọc qua rây.
Các loại thực phẩm như: thịt bò, heo, cá chẻm, cá hú... phải thật tươi và cắt lát mỏng. Nếu miếng thịt khổ nhỏ, phải nghiêng bản dao lạng chếch hoặc lạng thắt dây để tạo ra lát thịt lớn khổ hơn, dễ trang trí đẹp mắt.
Tôm tươi, lột vỏ nhưng chừa đuôi, rút bỏ đường chỉ đen ở sống lưng. * Mực tươi, cắt lát, khứa ca-rô để dễ thấm.
Cua rửa sạch, lột mai, nếu cua lớn, có thể chặt thành hai, bốn...
Cà tím: cắt khúc khoảng 5cm, chẻ 4 theo chiều dọc, ngâm sơ vào nước muối.

c- Cách trang trí


Đĩa rau sống, bố trí sắc màu như thế nào để cùng đều làm bật tất cả từng nguyên liệu một để khi chỉ nhìn, thực khách cũng đủ thấy thèm ăn.
Sau khi đã chuẩn bị thực phẩm, đặt lẩu lên bếp, cho vào lẩu 2 muỗng mỡ nước (hoặc dầu), mỡ nóng, cho hành tỏi băm vào, phi vàng, cho tiếp sả băm để tạo thêm hương thơm. Tiếp tục cho cá vào trước, tiếp đến thịt ba chỉ, đảo cho săn mặt. Sau đó cho cà tím vào lẩu. Tiếp tục cho nước mắm đã lọc vào. Nấu nước lẩu sôi, hạ lửa vớt bọt. Nêm lại gia vị hơi nhạt để trong quá trình ăn, nước lẩu còn sắc lại vị sẽ vừa.Món lẩu mắm qua thời gian dài hàng trăm năm đã trở thành cao lương mỹ vị độc đáo của Nam Bộ. Một kiểu ẩm thực tạo nên sự giao hoà của thiên nhiên thật hiếm thấy.

Sưu tầm

Các món ngon từ nem tré chả



Siêu thị đặc sản miền Trung - Đại Lộc Phát có nhiều đặc sản Đà Nẵng ,
đặc sản miền Trung rất ngon , chất lượng và nổi tiếng.   Đến với  Siêu thị đặc sản miền Trung - Đại Lộc Phát 12 Hoàng Hoa Thám - Thành phố Đà Nẵng , Quý khách sẽ hài lòng với những món quà đặc sản , mang nhiều hương vị miền Trung  nói chung và Đà nẵng nói riêng .



Siêu thị đặc sản miền Trung - Đại Lộc Phát có nhiều đặc sản Đà Nẵng ,
đặc sản miền Trung rất ngon , chất lượng và nổi tiếng.   Đến với  Siêu thị đặc sản miền Trung - Đại Lộc Phát 12 Hoàng Hoa Thám - Thành phố Đà Nẵng , Quý khách sẽ hài lòng với những món quà đặc sản , mang nhiều hương vị miền Trung  nói chung và Đà nẵng nói riêng .

Các món ngon chế biến từ cá thu một nắng

LIÊN HỆ


Cá thu một nắng là loại cá biển rất quen thuộc được nhiều người thích ăn bởi nguồn đạm, chất béo... có sẵn trong cá và là món ăn  dễ mua , giá cá phải chăng nhưng rất bổ dưỡng đối với sức khỏe của mọi người .
                            

             Tại Siêu thị Đặc sản Miền Trung - Đại Lộc Phát  cá thu một nắng là  loại  cá  thu đặc sản  Đà Nẵng  , chất lượng  và là món ngon nhất được chọn lựa . Cá thu một nắng là loại cá thu sống, phơi qua nắng, không có chất phụ gia hay chất bảo quản.  Trước khi sử dụng cá thu một nắng bạn tiến hành sơ chế cá theo hướng dẫn sử dụng đi kèm .
         
1.Cách bảo quản: 
Bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh, có thể để được đến khoảng 1 tháng.
2.Cách chế biến:
Cắt nhỏ thành các miếng vừa ăn rồi rán hoặc rim, sốt cà chua,… đều rất ngon.

      
        Siêu thị Đặc sản Miền Trung - Đại Lộc Phát  sưu tầm một số món ăn ngon được chế biến từ cá thu một nắng để các bạn tham khảo . Chúc các bạn thành công .

         2.1 Cá thu một nắng chiên sốt nước mắm tỏi ớt 


                            

                                          
Cá thu chế biến được nhiều món ngon, thịt cá ngọt, với cách chiên cá thông thường và chấm với nước mắm, bạn có thể biến đổi khác đi một chút sẽ có món cá chiên rất lạ miệng và hấp dẫn ..

a. Nguyên liệu:
- 1 lát cá thu lớn
- 1 thìa canh bột năng
- Nước mắm, ớt, tỏi, đường và ớt bột
- Dầu ăn, dưa leo ăn kèm.
b. Cách làm: 
                                        
                                         
- Cá thu rửa sạch, để lên rổ cho ráo nước, ướp vào lát cá  nửa thìa nhỏ muối.

- Lăn cá qua bột năng để khi chiên không bị bắn dầu ăn.
- Đun nóng chảo, đổ dầu ăn vào, rán cá vàng đều hai mặt. Cá vàng, vớt ra dĩa có lót giấy thấm dầu ăn.
- Tỏi, ớt giã nhuyễn, pha hai thìa canh nước mắm, hai thìa canh đường, ba thìa canh nước lọc, khuấy cho tan đường, đổ tỏi và ớt đã giã nhuyễn vào bát nước mắm.
- Đun nóng dầu ăn, đổ bát nước mắm vào chảo, đun khoảng 2 phút đến khi hỗn hợp nước mắm hơi sền sệt, bạn cho ớt bột vào.
- Sau cùng cho cá vào đảo đều, đậy kín nắp khoảng 5 phút, để cá thấm gia vị. Tắt bếp múc ra đĩa, dùng kèm với dưa leo và cơm trắng.
c. Chú ý : Cá thu rửa sạch, để ráo nước. 
Lăn cá thu qua bột năng.
Chiên vàng đều cá.
Đổ nước mắm tỏi vào chảo, đun nóng.
Cho cá vào sốt tới khi ngấm gia vị. 


2.1 Cá  thu một nắng nướng lá chuối


Lớp lá chuối gói bên ngoài khi nướng làm tăng mùi thơm, độ ngọt vốn có của cá. Món ăn dễ làm và có phần dân dã nhưng hấp dẫn .
a. Nguyên liệu: 
- 300g cá thu
- 4 lá chanh
- 1 thìa cà phê ớt bột
- 1 thìa súp riềng băm
- 1/2 thìa súp nghệ băm
- 1 thìa súp nước mắm
- 2 thìa cà phê hạt nêm
- 2 thìa súp dầu ăn
- Lá chuối để gói
b. Cách làm: 
   + Cá rửa sạch, để ráo, cắt khoanh dày khoảng 1,5cm, ướp hạt nêm, nước mắm để khoảng 10 phút cho thấm. Sau đó ướp tiếp với ớt bột, nghệ, riềng và dầu ăn  , để thêm 5 phút nữa.
Lá chuối lau sạch. Lá chanh rửa sạch, thái chỉ.
 + Trải lá chuối thành 2 lớp, cho cá vào, rắc lá chanh lên trên, gói lại thật kín, cho vào lò nướng khoảng 10 phút.
Dùng kèm với cơm nóng hoặc bún.
 Mách nhỏ: Ướp dầu vào cá trước khi nướng sẽ làm cá béo hơn và không bị khô. Khi gỡ lớp lá chuối ra, nên cho cá lại vào lò nướng khoảng 2 phút để cá vàng mặt.

2.3 Cá thu một nắng nướng rim thịt ba chỉ

Món cá thu nướng rim thịt ba chỉ khi ăn cùng bát cơm nóng hổi mới thấy hết được vị thơm của cá nướng, béo ngậy của thịt và cái dẻo ngọt của cơm gạo mới… 
a. Nguyên liệu: 
Cá thu tươi cắt khúc: 200g-300g
Thịt ba chỉ: 150-200g
Hành khô
Nước mắm, bột nêm, gia vị, đường, nước hàng.
b. Cách làm: 
Cá thu cắt khúc, rửa sạch, ướp chút hành khô đập dập cho thơm
Nướng trên than hoa cho tới khi thấy thơm vàng hai mặt khúc cá là được. (Nếu không có điều kiện để nướng cá, bạn có thể đem rán).
Sau khi nướng xong, nếu khúc cá to, bạn có thể cắt đôi hoặc cắt tư tùy ý.
Thịt ba chỉ làm sạch, thái miếng vừa ăn. 

                          
Cho thịt ba chỉ vào nồi, đổ ngập nước, đun tới lúc sôi thì đổ đi nước đầu cho sạch bọt. Cho thêm nước tới ngập thịt, bắc lên bếp đun tiếp.
Khi nồi thịt sôi, nêm nếm gia vị, nước mắm, bột nêm, đường. Bạn nên cho nhạt một hơn khẩu vị bình thường một chút thì tới lúc nước thịt cạn là vừa.
Đun lửa vừa cho tới khi thấy thịt mềm, nước trong nồi còn sâm sấp thì cho nước hàng vào, xóc đều cho thịt lên màu đều và đẹp. Lúc này mới cho cá thu nướng vào cùng hành khô đập dập. 


Đậy vung nồi, vặn nhỏ lửa liu riu, cứ khoảng 10 phút thì lật mặt cá một lần cho cá ngấm nước thịt. Rim như vậy tới khi gần cạn hết nước trong nồi là được.
Bày ra đĩa, ăn cùng cơm nóng. 


2.4 Cá thu một nắng sốt cà chua 

 a. Nguyên liệu
- Cá thu
- Cà chua
- Tỏi, Ớt
- Hành, thì là
- Dầu ăn
- Gia vị: Muối, Hạt nêm, Bột ngọt, Đường, Nước mắm
b. Cách làm
- Cá thu cắt khúc, sát muối, rửa sạch, để ráo
- Cà chua rửa sạch, bổ múi cau
- Tỏi đập dập, băm nhỏ. Ớt thái mỏng
- Hành, thì là rửa sạch, thái nhỏ
Thực hiện
+ Bước 1:
- Cho dầu vào chảo để nóng, cho cá thu vào chiên vàng đều hai mặt
- Khi cá có màu vàng ươm, gắp ra đĩa
+ Bước 2:
- Cho chút dầu vào chảo, cho tỏi vào phi thơm
- Cho cà chua vào xào đều, nêm chút gia vị
- Khi cà chua chín mềm, cho thêm một chút nước sạch vào đảo đều
- Cho cá vào om một lúc. Lật đều hai mặt để cá thấm đều gia vị.
- Cho ớt vào đẩo đều. Vặn nhỏ lửa. Nêm lại gia vị
- Khi cá và cà thấm đều vào nhau, nước sốt cà hơi sánh lại thì cho hành, thì là vào là được.


2.5 Cá thu một nắng  rim nước dừa



         

 a. Nguyên liệu
Nước dừa làm dịu đi những ngày nóng bức, thứ nước giải khát ngọt lịm ưa thích của nhiều người trở thành một nguyên liệu giúp món ăn ngọt tự nhiên, giàu dinh dưỡng.
- 600g cá thu
- 200g hành tây
- 1 trái dừa xiêm
- 1 trái ớt sừng
- 2 thìa cà phê hạt nêm
- Một ít hành ngò
- Dầu ăn
- Cá thu rửa sạch, để ráo, ướp cá với hạt nêm, để thấm 10 phút
- Hành tây bóc vỏ, xát khoanh tròn, tách rời từng lớp. Ớt sừng bỏ hạt, xát sợi. Dừa xiêm chặt vỏ lấy nước. 

b. Cách làm


- Bắc chảo lên bếp, cho vào nhiều dầu, thả cá vào chiên sơ cho rám vàng 2 mặt, vớt ra.

- Bắc một chảo khác, cho vào 1 thìa súp dầu, trút hành tây vào xào thơm, cho cá và nước dừa vào, rim liu riu khoảng 15 phút, khi thấy nước hơi cạn là được. Tắt bếp, rắc ớt sừng lên mặt cá.


- Khi ăn nếu nhạt có thể chấm kèm nước tương. 




2.6 Cá thu một nắng  sốt bơ chanh


a.Nguyện liệu:

- 200 g cá thu tươi (1 khoanh đặc thịt, chọn loại cá thu lớn cho đẹp, rửa sạch, để ráo) 

- 8 cọng măng tây tươi (chần vừa chín vớt ra ngâm lbrowạnh) 3

- 1 củ khoai tây bi (gọt vỏ, luộc chín)

- 1 củ cà rốt (cắt miếng vuông, luộc chín)

- 2 quả chanh (vắt lấy nước 1 quả)

- 100 g bơ Pháp

- 2 muỗng súp bột mì khô

- Gia vị: 1 muỗng cà phê hạt nêm Knorr từ thịt thăn và xương ống, 2 muỗng súp Whipping Cream, 2 muỗng súp dầu ăn.



b.Cách làm



b.1. Chiên cá: Áo cá với bột mì khô cho đều cả 2 mặt. Cho cá vào chiên chín vàng đều 2 mặt. Vớt ra để ráo trên giấy thấm dầu. 

b.2. Làm xốt: Chảo nóng, cho bơ Pháp vào cho tan chảy. Lưu ý là trong lúc bơ tan chảy, vặn lửa không nóng quá, vì lửa nóng quá một phần bơ sẽ bị cháy khét. 

b.3. Cho tiếp 2 muỗng cream, hạt nêm Knorr vào khuấy liên tục cho xốt được mịn và không kết tủa. Tắt bếp, cho tiếp nước cốt chanh vào khuấy đều. Lưu ý thêm, nước xốt này phải luôn giữ nóng cho ngon. 

b.4. Dọn ra dĩa: Cho miếng cá thu ra dĩa. Chế xốt lên ½ lát cá. Xếp măng tây + khoai tây + cà rốt vào 1 góc dĩa. 

b.5. Dùng món ăn này với rượu vang trắng. 




c.Mách nhỏ:

Chọn khoanh cá có màu tươi, thớ cá trong, đặc thịt, lấy ngón tay ấn nhẹ lên da cá thấy thịt bên trong rắn chắc, đàn hồi, không có mùi ươn bốc lên. Tắt bếp rồi mới cho nước cốt chanh vào vì nếu quá nóng sẽ làm cho nước chanh mất chất và có vị đắng. 

2.7 Cá thu một nắng kho tiêu riềng 

      

a.Nguyên liệu:
- 2 lát cá thu (khoảng 400g).
- 2 chùm tiêu xanh (khoảng 30g). 
- 1 củ riềng nhỏ.
- 1 củ hành tím.
- 4 muỗng canh nước mắm.
- 1 muỗng canh bột nêm.
- 1 muỗng cà phê đường.
- 2 muỗng dầu ăn. 
- ½ chén nước dừa tươi.
b. Cách làm
Cá thu rửa sạch, lột bỏ xương, cắt khúc cỡ 2cm x 4cm (dày 2cm, dài 4cm) ướp bột nêm cho thấm, để khoảng 30 phút.
Hành, riềng bỏ vỏ bên ngoài, rửa sạch, cắt lát mỏng, thái sợi nhỏ. Tiêu để nguyên chùm.
Đổ dầu ăn vào chảo, chiên cá thu cho vàng mặt ngoài (để khi kho cá không bị nát), gắp cá cho vào một cái niêu.
Phi thơm hành, riềng, tiêu rồi trút tất cả vào niêu cá. Tiếp tục nêm bột nêm, nước mắm, đường. Bật bếp liu riu lửa, để cá thấm gia vị, cuối cùng cho nước dừa vào kho tới khi cạn là được.


             
                Không những là món ăn ngon,cá thu còn có những tác dụng có lợi khác như : cá thu vị ngọt, tính bình, không độc, vào tỳ vị can thận. Cá thu thuộc nhóm bổ khí kiện tỳ, có công năng chủ trị bổ ích nguyên khí, hòa dưỡng tạng phủ, cường thận, kiện cốt. Dùng cho mọi trường hợp suy nhược cơ thể, thiểu dưỡng, khí hư, huyết hư, mệt mỏi, lao động nặng, suy kiệt ăn kém, gầy yếu sút cân, đau đầu chóng mặt, mỏi mắt.

               Cá thu chứa các chất béo chưa bão hòa - là chất rất có lợi cho hoạt động màng tế bào của con người; giúp làm giảm nồng độ mỡ xấu trong máu và có khả năng giữ lại mỡ máu tốt… Do đó, những người có bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não nên ăn cá thường xuyên, ít nhất vài ba lần trong một tuần. 
                Mặt khác, sự cung cấp chất béo omega-3 của cá giúp làm tăng hoạt động tốt cho mạch máu, tạo chất xám trong não khiến trí tuệ trẻ phát triển tốt, làm tăng trí thông minh. Nhiều nghiên cứu khác cũng thấy cá còn cung cấp một số chất khoáng rất quan trọng cho sự sống của con người như chất sắt, phốt pho, canxi, kẽm... Vitamin trong cá thu cũng rất dồi dào, nhất là vitamin nhóm B như: vitamin B2, B12 và vitamin PP.

                Ăn thường xuyên cá thu có tác dụng làm giảm bớt mụn trên mặt, xẹp nhanh các mụn bọc do omega-3 giúp bảo vệ tế bào chống lại sự tấn công của vi khuẩn, làm đẹp da, giảm mụn.
Sưu tầm

LIÊN HỆ


Cá thu một nắng là loại cá biển rất quen thuộc được nhiều người thích ăn bởi nguồn đạm, chất béo... có sẵn trong cá và là món ăn  dễ mua , giá cá phải chăng nhưng rất bổ dưỡng đối với sức khỏe của mọi người .
                            

             Tại Siêu thị Đặc sản Miền Trung - Đại Lộc Phát  cá thu một nắng là  loại  cá  thu đặc sản  Đà Nẵng  , chất lượng  và là món ngon nhất được chọn lựa . Cá thu một nắng là loại cá thu sống, phơi qua nắng, không có chất phụ gia hay chất bảo quản.  Trước khi sử dụng cá thu một nắng bạn tiến hành sơ chế cá theo hướng dẫn sử dụng đi kèm .
         
1.Cách bảo quản: 
Bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh, có thể để được đến khoảng 1 tháng.
2.Cách chế biến:
Cắt nhỏ thành các miếng vừa ăn rồi rán hoặc rim, sốt cà chua,… đều rất ngon.

      
        Siêu thị Đặc sản Miền Trung - Đại Lộc Phát  sưu tầm một số món ăn ngon được chế biến từ cá thu một nắng để các bạn tham khảo . Chúc các bạn thành công .

         2.1 Cá thu một nắng chiên sốt nước mắm tỏi ớt 


                            

                                          
Cá thu chế biến được nhiều món ngon, thịt cá ngọt, với cách chiên cá thông thường và chấm với nước mắm, bạn có thể biến đổi khác đi một chút sẽ có món cá chiên rất lạ miệng và hấp dẫn ..

a. Nguyên liệu:
- 1 lát cá thu lớn
- 1 thìa canh bột năng
- Nước mắm, ớt, tỏi, đường và ớt bột
- Dầu ăn, dưa leo ăn kèm.
b. Cách làm: 
                                        
                                         
- Cá thu rửa sạch, để lên rổ cho ráo nước, ướp vào lát cá  nửa thìa nhỏ muối.

- Lăn cá qua bột năng để khi chiên không bị bắn dầu ăn.
- Đun nóng chảo, đổ dầu ăn vào, rán cá vàng đều hai mặt. Cá vàng, vớt ra dĩa có lót giấy thấm dầu ăn.
- Tỏi, ớt giã nhuyễn, pha hai thìa canh nước mắm, hai thìa canh đường, ba thìa canh nước lọc, khuấy cho tan đường, đổ tỏi và ớt đã giã nhuyễn vào bát nước mắm.
- Đun nóng dầu ăn, đổ bát nước mắm vào chảo, đun khoảng 2 phút đến khi hỗn hợp nước mắm hơi sền sệt, bạn cho ớt bột vào.
- Sau cùng cho cá vào đảo đều, đậy kín nắp khoảng 5 phút, để cá thấm gia vị. Tắt bếp múc ra đĩa, dùng kèm với dưa leo và cơm trắng.
c. Chú ý : Cá thu rửa sạch, để ráo nước. 
Lăn cá thu qua bột năng.
Chiên vàng đều cá.
Đổ nước mắm tỏi vào chảo, đun nóng.
Cho cá vào sốt tới khi ngấm gia vị. 


2.1 Cá  thu một nắng nướng lá chuối


Lớp lá chuối gói bên ngoài khi nướng làm tăng mùi thơm, độ ngọt vốn có của cá. Món ăn dễ làm và có phần dân dã nhưng hấp dẫn .
a. Nguyên liệu: 
- 300g cá thu
- 4 lá chanh
- 1 thìa cà phê ớt bột
- 1 thìa súp riềng băm
- 1/2 thìa súp nghệ băm
- 1 thìa súp nước mắm
- 2 thìa cà phê hạt nêm
- 2 thìa súp dầu ăn
- Lá chuối để gói
b. Cách làm: 
   + Cá rửa sạch, để ráo, cắt khoanh dày khoảng 1,5cm, ướp hạt nêm, nước mắm để khoảng 10 phút cho thấm. Sau đó ướp tiếp với ớt bột, nghệ, riềng và dầu ăn  , để thêm 5 phút nữa.
Lá chuối lau sạch. Lá chanh rửa sạch, thái chỉ.
 + Trải lá chuối thành 2 lớp, cho cá vào, rắc lá chanh lên trên, gói lại thật kín, cho vào lò nướng khoảng 10 phút.
Dùng kèm với cơm nóng hoặc bún.
 Mách nhỏ: Ướp dầu vào cá trước khi nướng sẽ làm cá béo hơn và không bị khô. Khi gỡ lớp lá chuối ra, nên cho cá lại vào lò nướng khoảng 2 phút để cá vàng mặt.

2.3 Cá thu một nắng nướng rim thịt ba chỉ

Món cá thu nướng rim thịt ba chỉ khi ăn cùng bát cơm nóng hổi mới thấy hết được vị thơm của cá nướng, béo ngậy của thịt và cái dẻo ngọt của cơm gạo mới… 
a. Nguyên liệu: 
Cá thu tươi cắt khúc: 200g-300g
Thịt ba chỉ: 150-200g
Hành khô
Nước mắm, bột nêm, gia vị, đường, nước hàng.
b. Cách làm: 
Cá thu cắt khúc, rửa sạch, ướp chút hành khô đập dập cho thơm
Nướng trên than hoa cho tới khi thấy thơm vàng hai mặt khúc cá là được. (Nếu không có điều kiện để nướng cá, bạn có thể đem rán).
Sau khi nướng xong, nếu khúc cá to, bạn có thể cắt đôi hoặc cắt tư tùy ý.
Thịt ba chỉ làm sạch, thái miếng vừa ăn. 

                          
Cho thịt ba chỉ vào nồi, đổ ngập nước, đun tới lúc sôi thì đổ đi nước đầu cho sạch bọt. Cho thêm nước tới ngập thịt, bắc lên bếp đun tiếp.
Khi nồi thịt sôi, nêm nếm gia vị, nước mắm, bột nêm, đường. Bạn nên cho nhạt một hơn khẩu vị bình thường một chút thì tới lúc nước thịt cạn là vừa.
Đun lửa vừa cho tới khi thấy thịt mềm, nước trong nồi còn sâm sấp thì cho nước hàng vào, xóc đều cho thịt lên màu đều và đẹp. Lúc này mới cho cá thu nướng vào cùng hành khô đập dập. 


Đậy vung nồi, vặn nhỏ lửa liu riu, cứ khoảng 10 phút thì lật mặt cá một lần cho cá ngấm nước thịt. Rim như vậy tới khi gần cạn hết nước trong nồi là được.
Bày ra đĩa, ăn cùng cơm nóng. 


2.4 Cá thu một nắng sốt cà chua 

 a. Nguyên liệu
- Cá thu
- Cà chua
- Tỏi, Ớt
- Hành, thì là
- Dầu ăn
- Gia vị: Muối, Hạt nêm, Bột ngọt, Đường, Nước mắm
b. Cách làm
- Cá thu cắt khúc, sát muối, rửa sạch, để ráo
- Cà chua rửa sạch, bổ múi cau
- Tỏi đập dập, băm nhỏ. Ớt thái mỏng
- Hành, thì là rửa sạch, thái nhỏ
Thực hiện
+ Bước 1:
- Cho dầu vào chảo để nóng, cho cá thu vào chiên vàng đều hai mặt
- Khi cá có màu vàng ươm, gắp ra đĩa
+ Bước 2:
- Cho chút dầu vào chảo, cho tỏi vào phi thơm
- Cho cà chua vào xào đều, nêm chút gia vị
- Khi cà chua chín mềm, cho thêm một chút nước sạch vào đảo đều
- Cho cá vào om một lúc. Lật đều hai mặt để cá thấm đều gia vị.
- Cho ớt vào đẩo đều. Vặn nhỏ lửa. Nêm lại gia vị
- Khi cá và cà thấm đều vào nhau, nước sốt cà hơi sánh lại thì cho hành, thì là vào là được.


2.5 Cá thu một nắng  rim nước dừa



         

 a. Nguyên liệu
Nước dừa làm dịu đi những ngày nóng bức, thứ nước giải khát ngọt lịm ưa thích của nhiều người trở thành một nguyên liệu giúp món ăn ngọt tự nhiên, giàu dinh dưỡng.
- 600g cá thu
- 200g hành tây
- 1 trái dừa xiêm
- 1 trái ớt sừng
- 2 thìa cà phê hạt nêm
- Một ít hành ngò
- Dầu ăn
- Cá thu rửa sạch, để ráo, ướp cá với hạt nêm, để thấm 10 phút
- Hành tây bóc vỏ, xát khoanh tròn, tách rời từng lớp. Ớt sừng bỏ hạt, xát sợi. Dừa xiêm chặt vỏ lấy nước. 

b. Cách làm


- Bắc chảo lên bếp, cho vào nhiều dầu, thả cá vào chiên sơ cho rám vàng 2 mặt, vớt ra.

- Bắc một chảo khác, cho vào 1 thìa súp dầu, trút hành tây vào xào thơm, cho cá và nước dừa vào, rim liu riu khoảng 15 phút, khi thấy nước hơi cạn là được. Tắt bếp, rắc ớt sừng lên mặt cá.


- Khi ăn nếu nhạt có thể chấm kèm nước tương. 




2.6 Cá thu một nắng  sốt bơ chanh


a.Nguyện liệu:

- 200 g cá thu tươi (1 khoanh đặc thịt, chọn loại cá thu lớn cho đẹp, rửa sạch, để ráo) 

- 8 cọng măng tây tươi (chần vừa chín vớt ra ngâm lbrowạnh) 3

- 1 củ khoai tây bi (gọt vỏ, luộc chín)

- 1 củ cà rốt (cắt miếng vuông, luộc chín)

- 2 quả chanh (vắt lấy nước 1 quả)

- 100 g bơ Pháp

- 2 muỗng súp bột mì khô

- Gia vị: 1 muỗng cà phê hạt nêm Knorr từ thịt thăn và xương ống, 2 muỗng súp Whipping Cream, 2 muỗng súp dầu ăn.



b.Cách làm



b.1. Chiên cá: Áo cá với bột mì khô cho đều cả 2 mặt. Cho cá vào chiên chín vàng đều 2 mặt. Vớt ra để ráo trên giấy thấm dầu. 

b.2. Làm xốt: Chảo nóng, cho bơ Pháp vào cho tan chảy. Lưu ý là trong lúc bơ tan chảy, vặn lửa không nóng quá, vì lửa nóng quá một phần bơ sẽ bị cháy khét. 

b.3. Cho tiếp 2 muỗng cream, hạt nêm Knorr vào khuấy liên tục cho xốt được mịn và không kết tủa. Tắt bếp, cho tiếp nước cốt chanh vào khuấy đều. Lưu ý thêm, nước xốt này phải luôn giữ nóng cho ngon. 

b.4. Dọn ra dĩa: Cho miếng cá thu ra dĩa. Chế xốt lên ½ lát cá. Xếp măng tây + khoai tây + cà rốt vào 1 góc dĩa. 

b.5. Dùng món ăn này với rượu vang trắng. 




c.Mách nhỏ:

Chọn khoanh cá có màu tươi, thớ cá trong, đặc thịt, lấy ngón tay ấn nhẹ lên da cá thấy thịt bên trong rắn chắc, đàn hồi, không có mùi ươn bốc lên. Tắt bếp rồi mới cho nước cốt chanh vào vì nếu quá nóng sẽ làm cho nước chanh mất chất và có vị đắng. 

2.7 Cá thu một nắng kho tiêu riềng 

      

a.Nguyên liệu:
- 2 lát cá thu (khoảng 400g).
- 2 chùm tiêu xanh (khoảng 30g). 
- 1 củ riềng nhỏ.
- 1 củ hành tím.
- 4 muỗng canh nước mắm.
- 1 muỗng canh bột nêm.
- 1 muỗng cà phê đường.
- 2 muỗng dầu ăn. 
- ½ chén nước dừa tươi.
b. Cách làm
Cá thu rửa sạch, lột bỏ xương, cắt khúc cỡ 2cm x 4cm (dày 2cm, dài 4cm) ướp bột nêm cho thấm, để khoảng 30 phút.
Hành, riềng bỏ vỏ bên ngoài, rửa sạch, cắt lát mỏng, thái sợi nhỏ. Tiêu để nguyên chùm.
Đổ dầu ăn vào chảo, chiên cá thu cho vàng mặt ngoài (để khi kho cá không bị nát), gắp cá cho vào một cái niêu.
Phi thơm hành, riềng, tiêu rồi trút tất cả vào niêu cá. Tiếp tục nêm bột nêm, nước mắm, đường. Bật bếp liu riu lửa, để cá thấm gia vị, cuối cùng cho nước dừa vào kho tới khi cạn là được.


             
                Không những là món ăn ngon,cá thu còn có những tác dụng có lợi khác như : cá thu vị ngọt, tính bình, không độc, vào tỳ vị can thận. Cá thu thuộc nhóm bổ khí kiện tỳ, có công năng chủ trị bổ ích nguyên khí, hòa dưỡng tạng phủ, cường thận, kiện cốt. Dùng cho mọi trường hợp suy nhược cơ thể, thiểu dưỡng, khí hư, huyết hư, mệt mỏi, lao động nặng, suy kiệt ăn kém, gầy yếu sút cân, đau đầu chóng mặt, mỏi mắt.

               Cá thu chứa các chất béo chưa bão hòa - là chất rất có lợi cho hoạt động màng tế bào của con người; giúp làm giảm nồng độ mỡ xấu trong máu và có khả năng giữ lại mỡ máu tốt… Do đó, những người có bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não nên ăn cá thường xuyên, ít nhất vài ba lần trong một tuần. 
                Mặt khác, sự cung cấp chất béo omega-3 của cá giúp làm tăng hoạt động tốt cho mạch máu, tạo chất xám trong não khiến trí tuệ trẻ phát triển tốt, làm tăng trí thông minh. Nhiều nghiên cứu khác cũng thấy cá còn cung cấp một số chất khoáng rất quan trọng cho sự sống của con người như chất sắt, phốt pho, canxi, kẽm... Vitamin trong cá thu cũng rất dồi dào, nhất là vitamin nhóm B như: vitamin B2, B12 và vitamin PP.

                Ăn thường xuyên cá thu có tác dụng làm giảm bớt mụn trên mặt, xẹp nhanh các mụn bọc do omega-3 giúp bảo vệ tế bào chống lại sự tấn công của vi khuẩn, làm đẹp da, giảm mụn.
Sưu tầm

ĐỊA ĐIỂM CHẢ BÒ ĐÀ NẴNG

PINTEREST

Quang cao

Được tạo bởi Blogger.
 
2012 CHẢ BÒ ĐÀ NẴNG VN | Kinh doanh dac san | 12 Hoang Hoa Tham - Da Nang | Tel 0511.3750467 | Da Nang Du Lich | Dac San Mien Trung | Mon Dac san | Dac San | Sieu Thi Dac San Mien Trung |