Giỏ Hàng Của Bạn

Số Lượng: sản phẩm
Tổng Cộng:

Đẻn biển quê hương.


Đẻn hay còn gọi là rắn biển, từ xưa đã là món ăn bổ dưỡng đối với ngư dân, vì nó có thể trị được chứng nhức mỏi và mất ngủ… Những năm cuối thập niên 80, cùng lúc các thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam thu mua đẻn khô về bào chế thuốc gia truyền, đẻn tươi bắt đầu xuất hiện tại một số nhà hàng ở TP. Vũng Tàu , Quảng Bình và trở thành món ăn đặc sản .



Ở biển có nhiều loại đẻn gồm: đẻn kim, đẻn cá, đẻn sọc, đen bông, đẻn gai. Mỗi loại đẻn khi chế biến có hương thơm và vị ngọt khác nhau. Chính vì thế, trong thực đơn luôn đứng ở vị trí hàng đầu. Các món đẻn thường được thực khách ưa chuộng là: cháo đẻn, đẻn hầm sả ớt, đẻn bằm xúc bánh đa, chả đẻn, đẻn nướng cuốn lá lốt và đẻn hầm thuốc bắc… Ngoài món rượu tiết và mật đẻn uống kèm, các "món độc" như rượu đầu đẻn, rượu pín đẻn chỉ nhận thực hiện theo đơn đặt hàng.
Để có được những bình rượu đẻn đủ bộ đạt chất lượng cao, ngư dân khi đi biển mang theo những bình rượu trắng để ngâm sống đẻn trực tiếp ngay ngoài khơi cùng với cá ngựa, hải sâm, hải long…
Sưu tầm

Đẻn hay còn gọi là rắn biển, từ xưa đã là món ăn bổ dưỡng đối với ngư dân, vì nó có thể trị được chứng nhức mỏi và mất ngủ… Những năm cuối thập niên 80, cùng lúc các thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam thu mua đẻn khô về bào chế thuốc gia truyền, đẻn tươi bắt đầu xuất hiện tại một số nhà hàng ở TP. Vũng Tàu , Quảng Bình và trở thành món ăn đặc sản .



Ở biển có nhiều loại đẻn gồm: đẻn kim, đẻn cá, đẻn sọc, đen bông, đẻn gai. Mỗi loại đẻn khi chế biến có hương thơm và vị ngọt khác nhau. Chính vì thế, trong thực đơn luôn đứng ở vị trí hàng đầu. Các món đẻn thường được thực khách ưa chuộng là: cháo đẻn, đẻn hầm sả ớt, đẻn bằm xúc bánh đa, chả đẻn, đẻn nướng cuốn lá lốt và đẻn hầm thuốc bắc… Ngoài món rượu tiết và mật đẻn uống kèm, các "món độc" như rượu đầu đẻn, rượu pín đẻn chỉ nhận thực hiện theo đơn đặt hàng.
Để có được những bình rượu đẻn đủ bộ đạt chất lượng cao, ngư dân khi đi biển mang theo những bình rượu trắng để ngâm sống đẻn trực tiếp ngay ngoài khơi cùng với cá ngựa, hải sâm, hải long…
Sưu tầm

Món quà ngày tết

LIÊN HỆ


Xã hội ngày càng phát triển, mức sống ngày càng cao hơn, nhiều loại quà đặc sản , quà cáp hiện đại đang dần thay thế những món quà truyền thống. Tuy nhiên, dù chọn quà gì, bạn hãy luôn tặng bằng tấm chân tình .

Cho và nhận  là một hành vi văn hóa, vậy nên cần "có văn hóa tặng quà" và "văn hóa nhận quà". Người Việt Nam có tục cẩn thận trong mọi hành động, ứng xử vào ngày Tết để mang lại sự tốt lành, tránh bị "xui xẻo" suốt cả năm.
1- Những nón quà nên tặng
- Giỏ quà Tết
Đa số các giỏ quà Tết có 4 nhóm cơ bản: trà, bánh mứt kẹo, nước giải khát hoặc rượu, thực phẩm chế biến sẵn, ăn liền... Với những giỏ quà giá cao, điểm nhấn thường nằm ở hộp bánh, chai rượu hay hộp chocolate đắt tiền , hoặc bánh kẹo , đặc sản . Tại Siêu thị đặc sản miền Trung - Đại Lộc Phát  hiện nay  có một số giỏ quà mẫu, có ghi rõ loại và giá của món hàng bên trong. Khách hàng có thể gọi điện thoại(05113750467) đến để đặt hàng, và yêu cầu giao hàng tận nhà. Nhiều điểm bán có hình thức giảm giá ưu đãi cho khách mua nhiều làm quà biếu, tặng.

Bầu rượu :

Người xưa hay đựng rượu trong quả bầu, sau này là bầu rượu bằng gốm. Người ta tặng nhau những bầu rượu ngon nhất, quý nhất bởi theo họ, đó chính là nơi chứa đựng tinh túy của trời đất. Bầu rượu sẽ đem đến sự sung túc, phồn vinh cho cả nhà trong năm mới. Ngày nay, bầu rượu đã được thay thế bằng chai rượu  đặc sản hoặc chai rượu hiện đại, nhưng ý nghĩa vẫn không có gì thay đổi.
 
ruou hong dao
 
ruou bau da
 
ruou minh mang

Bánh kẹo :
Hàng xóm láng giềng thân tình thường chọn vài cặp bánh chưng đẹp mang biếu nhau trước Tết. Bánh chưng biểu tượng cho đất, dùng để cúng tổ tiên, trời đất với hy vọng một năm mới đủ đầy.
 
banh dau xanh nhan thit
 
banh kho me ba lieu
 
banh dua nuong

banh it tran
 
banh bot loc

mut hibiscus

- Dầu

Khi tặng nhau chai dầu ăn thay lời chúc phát tài (dầu = giàu). 

- Các món đồ có màu đỏ:

Các món quà ngày xuân thường có màu sắc vui tươi. Không phải ngẫu nhiên màu đỏ được ưa chuộng trong dịp này. Đó là màu của bao lì xì, của mảnh hồng điều viết chữ phúc, chữ tâm... Đỏ còn là màu trang phục của các cụ thượng thọ ngày xưa. Sắc đỏ tượng trưng cho điều vui, may mắn, sự hanh thông. Quả dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng thể hiện sự chân thành của người biếu, mong muốn gửi điều may mắn nhất cho nhau. Đó là lý do mọi người sẵn sàng trả nhiều tiền để chọn cặp dưa đỏ nhất, ngọt nhất. 


-  Áo mới: 

Với người già, tấm khăn nhung, mảnh vải đẹp là món quà ý nghĩa. Các cụ ngày xưa tiết kiệm cả năm, mỗi dịp lễ lạt mới dám mang áo mới ra mặc. Qua món quà này, con cháu muốn cầu chúc ông bà luôn mạnh khỏe.

- Gà trống:

Tượng trưng cho những đức tính cao đẹp như vũ (oai phong, lẫm liệt), nhân (khi kiếm được thức ăn luôn gọi bầy), tín (ngày nào cũng gáy đúng giờ). Khi tặng gà trống, người con muốn thể hiện sự kính trọng và khẳng định cha mẹ luôn là chỗ dựa vững chắc cho mình. Nhiều anh con rể, qua món quà này cũng muốn thể hiện mình là một người đứng đắn, anh chồng tốt, xứng đáng để con gái các cụ trao thân, gửi phận.

- Cành đào:

Mọi người thường biếu cành đào để chưng ngày Tết và trừ ma quỷ. Chuyện kể rằng, cây đào là nơi trú ngụ của hai vị thần cai quản lũ quỷ. Khi ma quỷ đến phá phách nhà cửa, người dân chỉ cần chưng cành đào, chúng sẽ sợ mất vía và dạt ra xa. 

- Gạo mới:

Tùy từng nơi, người dân quê thường đem dăm cân nếp hoặc gạo tám thơm mới gặt để bố mẹ thổi xôi, nấu cơm cúng năm mới. Con cái dâng những món quà này với mong muốn đền đáp công ơn của bậc sinh thành, để bố mẹ no đủ cả năm.

- Tranh:

Trong dịp Tết, người ta cũng thường tặng nhau tranh dân gian. Bức tranh Đông Hồ có cảnh đàn gà con quây quần quanh mẹ là lời chúc bình an vô sự, con đàn cháu đống của người tặng. Bức tranh có đàn lợn béo thay lời chúc cuộc sống sung túc, đầy đủ cả năm. Bức "Vinh hoa" rất hợp tặng cho vợ chồng mới cưới, chúc họ sớm có con.
- Chó: 

Có người còn tặng nhau những chú cún con xinh xắn, bởi họ cho rằng chó thường mang đến điều may. Tiếng sủa "gâu gâu" của chó nghe như chữ "giàu". Qua món quà này, người ta còn mong muốn sự hợp tác lâu dài, làm ăn suôn sẻ.
LIÊN HỆ


Xã hội ngày càng phát triển, mức sống ngày càng cao hơn, nhiều loại quà đặc sản , quà cáp hiện đại đang dần thay thế những món quà truyền thống. Tuy nhiên, dù chọn quà gì, bạn hãy luôn tặng bằng tấm chân tình .

Cho và nhận  là một hành vi văn hóa, vậy nên cần "có văn hóa tặng quà" và "văn hóa nhận quà". Người Việt Nam có tục cẩn thận trong mọi hành động, ứng xử vào ngày Tết để mang lại sự tốt lành, tránh bị "xui xẻo" suốt cả năm.
1- Những nón quà nên tặng
- Giỏ quà Tết
Đa số các giỏ quà Tết có 4 nhóm cơ bản: trà, bánh mứt kẹo, nước giải khát hoặc rượu, thực phẩm chế biến sẵn, ăn liền... Với những giỏ quà giá cao, điểm nhấn thường nằm ở hộp bánh, chai rượu hay hộp chocolate đắt tiền , hoặc bánh kẹo , đặc sản . Tại Siêu thị đặc sản miền Trung - Đại Lộc Phát  hiện nay  có một số giỏ quà mẫu, có ghi rõ loại và giá của món hàng bên trong. Khách hàng có thể gọi điện thoại(05113750467) đến để đặt hàng, và yêu cầu giao hàng tận nhà. Nhiều điểm bán có hình thức giảm giá ưu đãi cho khách mua nhiều làm quà biếu, tặng.

Bầu rượu :

Người xưa hay đựng rượu trong quả bầu, sau này là bầu rượu bằng gốm. Người ta tặng nhau những bầu rượu ngon nhất, quý nhất bởi theo họ, đó chính là nơi chứa đựng tinh túy của trời đất. Bầu rượu sẽ đem đến sự sung túc, phồn vinh cho cả nhà trong năm mới. Ngày nay, bầu rượu đã được thay thế bằng chai rượu  đặc sản hoặc chai rượu hiện đại, nhưng ý nghĩa vẫn không có gì thay đổi.
 
ruou hong dao
 
ruou bau da
 
ruou minh mang

Bánh kẹo :
Hàng xóm láng giềng thân tình thường chọn vài cặp bánh chưng đẹp mang biếu nhau trước Tết. Bánh chưng biểu tượng cho đất, dùng để cúng tổ tiên, trời đất với hy vọng một năm mới đủ đầy.
 
banh dau xanh nhan thit
 
banh kho me ba lieu
 
banh dua nuong

banh it tran
 
banh bot loc

mut hibiscus

- Dầu

Khi tặng nhau chai dầu ăn thay lời chúc phát tài (dầu = giàu). 

- Các món đồ có màu đỏ:

Các món quà ngày xuân thường có màu sắc vui tươi. Không phải ngẫu nhiên màu đỏ được ưa chuộng trong dịp này. Đó là màu của bao lì xì, của mảnh hồng điều viết chữ phúc, chữ tâm... Đỏ còn là màu trang phục của các cụ thượng thọ ngày xưa. Sắc đỏ tượng trưng cho điều vui, may mắn, sự hanh thông. Quả dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng thể hiện sự chân thành của người biếu, mong muốn gửi điều may mắn nhất cho nhau. Đó là lý do mọi người sẵn sàng trả nhiều tiền để chọn cặp dưa đỏ nhất, ngọt nhất. 


-  Áo mới: 

Với người già, tấm khăn nhung, mảnh vải đẹp là món quà ý nghĩa. Các cụ ngày xưa tiết kiệm cả năm, mỗi dịp lễ lạt mới dám mang áo mới ra mặc. Qua món quà này, con cháu muốn cầu chúc ông bà luôn mạnh khỏe.

- Gà trống:

Tượng trưng cho những đức tính cao đẹp như vũ (oai phong, lẫm liệt), nhân (khi kiếm được thức ăn luôn gọi bầy), tín (ngày nào cũng gáy đúng giờ). Khi tặng gà trống, người con muốn thể hiện sự kính trọng và khẳng định cha mẹ luôn là chỗ dựa vững chắc cho mình. Nhiều anh con rể, qua món quà này cũng muốn thể hiện mình là một người đứng đắn, anh chồng tốt, xứng đáng để con gái các cụ trao thân, gửi phận.

- Cành đào:

Mọi người thường biếu cành đào để chưng ngày Tết và trừ ma quỷ. Chuyện kể rằng, cây đào là nơi trú ngụ của hai vị thần cai quản lũ quỷ. Khi ma quỷ đến phá phách nhà cửa, người dân chỉ cần chưng cành đào, chúng sẽ sợ mất vía và dạt ra xa. 

- Gạo mới:

Tùy từng nơi, người dân quê thường đem dăm cân nếp hoặc gạo tám thơm mới gặt để bố mẹ thổi xôi, nấu cơm cúng năm mới. Con cái dâng những món quà này với mong muốn đền đáp công ơn của bậc sinh thành, để bố mẹ no đủ cả năm.

- Tranh:

Trong dịp Tết, người ta cũng thường tặng nhau tranh dân gian. Bức tranh Đông Hồ có cảnh đàn gà con quây quần quanh mẹ là lời chúc bình an vô sự, con đàn cháu đống của người tặng. Bức tranh có đàn lợn béo thay lời chúc cuộc sống sung túc, đầy đủ cả năm. Bức "Vinh hoa" rất hợp tặng cho vợ chồng mới cưới, chúc họ sớm có con.
- Chó: 

Có người còn tặng nhau những chú cún con xinh xắn, bởi họ cho rằng chó thường mang đến điều may. Tiếng sủa "gâu gâu" của chó nghe như chữ "giàu". Qua món quà này, người ta còn mong muốn sự hợp tác lâu dài, làm ăn suôn sẻ.

Bún sứa Nha Trang

Nếu đến Nha Trang mà bỏ qua món bún sứa, xem như chưa biết hết biển Nha Trang.
Sứa để làm bún ở đây là loại nhỏ bằng đầu ngón chân cái hoặc ngón tay cái, màu trắng đục, thành dày, nhìn giống như cơm trái dừa nước. Loại sứa này thường do các ngư dân lành nghề vớt tận các đảo xa.

Nước dùng được nấu bằng cá liệt, loại cá chỉ lớn chừng ba ngón tay phần đuôi thắt lại trông như cái nơ nhỏ, không xương nhỏ và ngọt lừ. Ngoài ra còn có chả cá bao gồm các loại cá trứ danh: thu, nhồng, đối... được lóc xương lấy thịt quết đến nhuyễn và dai, sau đó vo thành viên nhỏ rồi hấp chín. Khi ăn, chỉ cần lấy bún, rau ghém, sứa đã rửa sạch và vài viên chả cá cho vào tô, chan nước dùng nóng hổi là đã thành tô bún ngọt vị cá, giòn tươi từng miếng sứa.
Món bún sứa xuất hiện ở nhiều nơi, nhưng bún sứa Nha Trang từ xưa đến nay là nổi tiếng nhất.
a-Nguyên liệu

- 100g sứa biển tươi
- 1 quả trứng gà
- 50g tôm sú
- 1,5 lít nước dùng cá
- Hành, ngò, khế, cà chua, thơm
- Rau thơm, hoa chuối, giá, bún tươi dùng kèm
- Gia vị: muối, đường, bột ngọt, nước mắm mặn, nước mắm dẻo Nha Trang pha sẵn

b-Cách làm
- Sứa tươi mua về, ngâm trong nước cho đến khi sứa nhả hết vị muối biển, rửa lại nhiều lần, cắt miếng vừa ăn nếu sứa to, để ráo.
- Tôm sú rửa sạch, bóc vỏ, bỏ chỉ đen. Nếu thích, có thể nấu thêm cá ngừ.
- Khế, cà chua, thơm cắt lát mỏng. Hành, ngò cắt khúc.

- Bắc nồi nước dùng cá lên bếp (được nấu từ đầu cá, xương cá), nấu sôi.
- Khi nước sôi, cho khế, cà chua, thơm vào nấu để tạo vị thơm chua tự nhiên, nêm muối, đường, nước mắm vừa ăn. Đập trứng gà, đánh tan, cho vào nước lèo, khuấy nhanh để tạo thành sợi, cho tôm, sứa vào nấu khoảng 7 phút là được. Cuối cùng, nêm thêm bột ngọt.
- Khi ăn, cho bún vào tô, xếp sứa, tôm lên rồi chế nước dùng nóng. 
- Dùng chung với rau thơm, hoa chuối. Chấm sứa với nước mắm dẻo sẽ ngon hơn.


Sưu tầm
Nếu đến Nha Trang mà bỏ qua món bún sứa, xem như chưa biết hết biển Nha Trang.
Sứa để làm bún ở đây là loại nhỏ bằng đầu ngón chân cái hoặc ngón tay cái, màu trắng đục, thành dày, nhìn giống như cơm trái dừa nước. Loại sứa này thường do các ngư dân lành nghề vớt tận các đảo xa.

Nước dùng được nấu bằng cá liệt, loại cá chỉ lớn chừng ba ngón tay phần đuôi thắt lại trông như cái nơ nhỏ, không xương nhỏ và ngọt lừ. Ngoài ra còn có chả cá bao gồm các loại cá trứ danh: thu, nhồng, đối... được lóc xương lấy thịt quết đến nhuyễn và dai, sau đó vo thành viên nhỏ rồi hấp chín. Khi ăn, chỉ cần lấy bún, rau ghém, sứa đã rửa sạch và vài viên chả cá cho vào tô, chan nước dùng nóng hổi là đã thành tô bún ngọt vị cá, giòn tươi từng miếng sứa.
Món bún sứa xuất hiện ở nhiều nơi, nhưng bún sứa Nha Trang từ xưa đến nay là nổi tiếng nhất.
a-Nguyên liệu

- 100g sứa biển tươi
- 1 quả trứng gà
- 50g tôm sú
- 1,5 lít nước dùng cá
- Hành, ngò, khế, cà chua, thơm
- Rau thơm, hoa chuối, giá, bún tươi dùng kèm
- Gia vị: muối, đường, bột ngọt, nước mắm mặn, nước mắm dẻo Nha Trang pha sẵn

b-Cách làm
- Sứa tươi mua về, ngâm trong nước cho đến khi sứa nhả hết vị muối biển, rửa lại nhiều lần, cắt miếng vừa ăn nếu sứa to, để ráo.
- Tôm sú rửa sạch, bóc vỏ, bỏ chỉ đen. Nếu thích, có thể nấu thêm cá ngừ.
- Khế, cà chua, thơm cắt lát mỏng. Hành, ngò cắt khúc.

- Bắc nồi nước dùng cá lên bếp (được nấu từ đầu cá, xương cá), nấu sôi.
- Khi nước sôi, cho khế, cà chua, thơm vào nấu để tạo vị thơm chua tự nhiên, nêm muối, đường, nước mắm vừa ăn. Đập trứng gà, đánh tan, cho vào nước lèo, khuấy nhanh để tạo thành sợi, cho tôm, sứa vào nấu khoảng 7 phút là được. Cuối cùng, nêm thêm bột ngọt.
- Khi ăn, cho bún vào tô, xếp sứa, tôm lên rồi chế nước dùng nóng. 
- Dùng chung với rau thơm, hoa chuối. Chấm sứa với nước mắm dẻo sẽ ngon hơn.


Sưu tầm

Bánh Cáy Thái Bình


Bánh cáy là đặc sản độc đáo của ruộng đồng Thái Bình, xưa chỉ được làm ra để phục vụ ngày tết cổ truyền dân tộc. Mọi thành phần làm nên bánh cáy đều là thành quả của công sức hai sương một nắng của người nông dân lao động trên mảnh đất thân yêu của mình. 


Nguyên liệu chính của bánh cáy được chế biến từ gạo nếp cái hoa vàng, loại lương thực quý nhất sinh ra từ mồ hôi con người trải qua bao vất vả trước nắng, gió... thiên nhiên.
Trong các nguyên liệu làm bánh cáy, trước hết phải kể tới bỏng nếp, cũng sinh ra từ thóc nếp rang nổ sảy bỏ trấu, rồi đến lạc, vừng rang chín bỏ vỏ, gừng già cạo vỏ xắt nhỏ và chút thịt nạc, mỡ lợn vừa đủ.

Khi ăn bánh cáy  ta bỏ giấy bọc, xắt bánh ra từng khoanh như xắt giò. Trên bốn cạnh của thoi bánh cáy,  các màu sắc nâu, vàng, đỏ, xanh trắng... nằm đan xen nhau như chào mời sự lưu ý của con mắt và gợi lên sự liên tưởng tới món "trứng cáy". Ngoài ra thực khách còn bị hấp dẫn bởi mùi vị ngon ngọt, ngầy ngậy thơm cay, mùi béo.. lan tỏa ra từ đĩa bánh quyện cùng hương sen, hương ngâu thoang thoảng của chén trà nóng bốc lên. Bánh cáy được làm trước hết để cúng tổ tiên, tỏ lòng thành kính, ghi nhớ công ơn ông cha đã khai phá đồng ruộng, chọn giống, cấy cày trồng trọt... Ngoài ra, người ta cũng dùng bánh cáy làm quà, biếu họ hàng, bè bạn thân thiết chút của ngon vật lạ quê hương. Từ đó bánh cáy đã trở thành đặc sản của một vùng quê lúa Thái Bình.


Sưu tầm

Bánh cáy là đặc sản độc đáo của ruộng đồng Thái Bình, xưa chỉ được làm ra để phục vụ ngày tết cổ truyền dân tộc. Mọi thành phần làm nên bánh cáy đều là thành quả của công sức hai sương một nắng của người nông dân lao động trên mảnh đất thân yêu của mình. 


Nguyên liệu chính của bánh cáy được chế biến từ gạo nếp cái hoa vàng, loại lương thực quý nhất sinh ra từ mồ hôi con người trải qua bao vất vả trước nắng, gió... thiên nhiên.
Trong các nguyên liệu làm bánh cáy, trước hết phải kể tới bỏng nếp, cũng sinh ra từ thóc nếp rang nổ sảy bỏ trấu, rồi đến lạc, vừng rang chín bỏ vỏ, gừng già cạo vỏ xắt nhỏ và chút thịt nạc, mỡ lợn vừa đủ.

Khi ăn bánh cáy  ta bỏ giấy bọc, xắt bánh ra từng khoanh như xắt giò. Trên bốn cạnh của thoi bánh cáy,  các màu sắc nâu, vàng, đỏ, xanh trắng... nằm đan xen nhau như chào mời sự lưu ý của con mắt và gợi lên sự liên tưởng tới món "trứng cáy". Ngoài ra thực khách còn bị hấp dẫn bởi mùi vị ngon ngọt, ngầy ngậy thơm cay, mùi béo.. lan tỏa ra từ đĩa bánh quyện cùng hương sen, hương ngâu thoang thoảng của chén trà nóng bốc lên. Bánh cáy được làm trước hết để cúng tổ tiên, tỏ lòng thành kính, ghi nhớ công ơn ông cha đã khai phá đồng ruộng, chọn giống, cấy cày trồng trọt... Ngoài ra, người ta cũng dùng bánh cáy làm quà, biếu họ hàng, bè bạn thân thiết chút của ngon vật lạ quê hương. Từ đó bánh cáy đã trở thành đặc sản của một vùng quê lúa Thái Bình.


Sưu tầm

ĐỊA ĐIỂM CHẢ BÒ ĐÀ NẴNG

PINTEREST

Quang cao

Được tạo bởi Blogger.
 
2012 CHẢ BÒ ĐÀ NẴNG VN | Kinh doanh dac san | 12 Hoang Hoa Tham - Da Nang | Tel 0511.3750467 | Da Nang Du Lich | Dac San Mien Trung | Mon Dac san | Dac San | Sieu Thi Dac San Mien Trung |