Giỏ Hàng Của Bạn

Số Lượng: sản phẩm
Tổng Cộng:

Bánh cuốn trứng Lạng Sơn




Món ngon Đặc sản như  Bánh cuốn Sài Gòn nhiều nhân, ăn chung với chả giò, nem, giá trụng, rau thơm, bánh cuốn Hà Nội có lớp nhân mỏng và rắc lên trên ruốc thịt, hành khô, rau kinh giới... Ai đã từng ăn bánh cuốn trứng Lạng Sơn hẳn không thể quên món đặc sản này, chỉ đơn giản có trứng gà và một chén nước chấm là nước thịt kho.



Không rõ bắt nguồn từ đâu nhưng món bánh cuốn trứng đã thuộc về người dân xứ Lạng từ rất lâu. Người ta dùng chiếc nồi với đường kính khoảng 4 tấc để tráng bánh cuốn. Khi chiếc bánh tráng trên nồi vừa chín, người ta giở nắp vung, đập vào chiếc vá và bỏ vào hai bên của chiếc bánh hai quả trứng gà, đậy nắp lại một chút, chờ vừa đủ cho lớp lòng trắng đục lại, dính vào mặt bánh, phần lòng đỏ lúc ấy chỉ vừa đủ chín một lớp áo bọc thật mỏng bên ngoài, giúp cho chiếc trứng không bị vỡ. Sau đó người ta dùng một chiếc đũa tre dẹp, chia chiếc bánh làm hai phần, khéo léo hất nhẹ các góc của nửa chiếc bánh xếp lại, phủ một phần của cái trứng nhưng không phủ kín, trông rất đẹp mắt và bày ra đĩa, rắc thêm một lớp thịt nạc kho được chà nhuyễn thành sợi nhỏ.



Vào mùa rét, khi đến hàng bánh cuốn, cảm giác thật ấm áp khi một lớp khói - hơi nước bốc lên từ nồi hấp cuồn cuộn nóng hổi. Người bán múc cho mỗi người một chén nước chấm cũng là nước thịt kho, với lớp nước mỡ thật dày. Khi gắp bánh không dùng đũa như các bánh cuốn nơi khác mà phải dùng muỗng để bánh khỏi vỡ. Khi ăn, lòng đỏ trứng ở độ "tái" vỡ ra trong miệng, lẫn với vị béo của nước thịt kho, lớp thịt đã chà nhuyễn lẫn vào với bánh thật lạ và ngon.
Là một trong những món ăn được nhiều người biết đến, bánh cuốn Lạng Sơn được bán tại nhiều phố để phục vụ khách. Du khách có dịp lên Lạng Sơn, dứt khoát phải một lần ghé thưởng thức món bánh cuốn trứng, không cầu kỳ, cao sang nhưng sao ngon lạ lùng.

S­ưu tầm



Món ngon Đặc sản như  Bánh cuốn Sài Gòn nhiều nhân, ăn chung với chả giò, nem, giá trụng, rau thơm, bánh cuốn Hà Nội có lớp nhân mỏng và rắc lên trên ruốc thịt, hành khô, rau kinh giới... Ai đã từng ăn bánh cuốn trứng Lạng Sơn hẳn không thể quên món đặc sản này, chỉ đơn giản có trứng gà và một chén nước chấm là nước thịt kho.



Không rõ bắt nguồn từ đâu nhưng món bánh cuốn trứng đã thuộc về người dân xứ Lạng từ rất lâu. Người ta dùng chiếc nồi với đường kính khoảng 4 tấc để tráng bánh cuốn. Khi chiếc bánh tráng trên nồi vừa chín, người ta giở nắp vung, đập vào chiếc vá và bỏ vào hai bên của chiếc bánh hai quả trứng gà, đậy nắp lại một chút, chờ vừa đủ cho lớp lòng trắng đục lại, dính vào mặt bánh, phần lòng đỏ lúc ấy chỉ vừa đủ chín một lớp áo bọc thật mỏng bên ngoài, giúp cho chiếc trứng không bị vỡ. Sau đó người ta dùng một chiếc đũa tre dẹp, chia chiếc bánh làm hai phần, khéo léo hất nhẹ các góc của nửa chiếc bánh xếp lại, phủ một phần của cái trứng nhưng không phủ kín, trông rất đẹp mắt và bày ra đĩa, rắc thêm một lớp thịt nạc kho được chà nhuyễn thành sợi nhỏ.



Vào mùa rét, khi đến hàng bánh cuốn, cảm giác thật ấm áp khi một lớp khói - hơi nước bốc lên từ nồi hấp cuồn cuộn nóng hổi. Người bán múc cho mỗi người một chén nước chấm cũng là nước thịt kho, với lớp nước mỡ thật dày. Khi gắp bánh không dùng đũa như các bánh cuốn nơi khác mà phải dùng muỗng để bánh khỏi vỡ. Khi ăn, lòng đỏ trứng ở độ "tái" vỡ ra trong miệng, lẫn với vị béo của nước thịt kho, lớp thịt đã chà nhuyễn lẫn vào với bánh thật lạ và ngon.
Là một trong những món ăn được nhiều người biết đến, bánh cuốn Lạng Sơn được bán tại nhiều phố để phục vụ khách. Du khách có dịp lên Lạng Sơn, dứt khoát phải một lần ghé thưởng thức món bánh cuốn trứng, không cầu kỳ, cao sang nhưng sao ngon lạ lùng.

S­ưu tầm

Dưa hành ngày tết




a- Nguyên liệu:

- 1kg hành khô
 - nước vo gạo
 - muối, đường
 - giấm trắng.
 - dưa hành ngày tết

b- Cách làm:

- 1kg hành khô không bóc vỏ, cho vào chậu ngâm nước vo gạo, bỏ thêm ít muối hột, ngâm trong một đêm.
- Sáng hôm sau, đổ nước vo gạo, thay bằng nước lã, cũng bỏ thêm muối vào ngâm như trên, ngâm thêm một ngày (ngâm hành có tác dụng cho hành đỡ cay hơn). Sau đó bóc vỏ, cắt rễ, để ráo nước.
- Bước tiếp theo, chúng ta đun nước sôi, để nước giảm nhiệt độ, có thể lấy ngón tay để thử nước, nước vừa đủ độ nóng ấm, không để nước nóng quá sẽ làm chín củ hành và sẽ rất khó lên men khi muối.
- Pha 2 thìa muối, 2 thìa đường, 2 thìa giấm trắng vào 1 lít nước.
- Xếp củ hành vào lọ thủy tinh, đổ nước đã pha sẵn cho ngập, rồi nén như muối dưa.
Sau 1 tuần hành mới ăn được, ăn trước hành sẽ có mùi hăng.

c- Chú ý 
Để làm dưa hành ngon, giòn trước hết chị em cần chú ý khâu chọn hành nhé. Nên mua loại hành nhỏ, củ trắng (gần gần như củ kiệu) đem về lột vỏ ngoài, khứa dọc 2-3 khứa để sau này nước ngâm dễ thấm vào. Đem phơi khô.






a- Nguyên liệu:

- 1kg hành khô
 - nước vo gạo
 - muối, đường
 - giấm trắng.
 - dưa hành ngày tết

b- Cách làm:

- 1kg hành khô không bóc vỏ, cho vào chậu ngâm nước vo gạo, bỏ thêm ít muối hột, ngâm trong một đêm.
- Sáng hôm sau, đổ nước vo gạo, thay bằng nước lã, cũng bỏ thêm muối vào ngâm như trên, ngâm thêm một ngày (ngâm hành có tác dụng cho hành đỡ cay hơn). Sau đó bóc vỏ, cắt rễ, để ráo nước.
- Bước tiếp theo, chúng ta đun nước sôi, để nước giảm nhiệt độ, có thể lấy ngón tay để thử nước, nước vừa đủ độ nóng ấm, không để nước nóng quá sẽ làm chín củ hành và sẽ rất khó lên men khi muối.
- Pha 2 thìa muối, 2 thìa đường, 2 thìa giấm trắng vào 1 lít nước.
- Xếp củ hành vào lọ thủy tinh, đổ nước đã pha sẵn cho ngập, rồi nén như muối dưa.
Sau 1 tuần hành mới ăn được, ăn trước hành sẽ có mùi hăng.

c- Chú ý 
Để làm dưa hành ngon, giòn trước hết chị em cần chú ý khâu chọn hành nhé. Nên mua loại hành nhỏ, củ trắng (gần gần như củ kiệu) đem về lột vỏ ngoài, khứa dọc 2-3 khứa để sau này nước ngâm dễ thấm vào. Đem phơi khô.



Dưa kiệu ngày tết


a-Nguyên liệu:

- 1 kg củ kiệu
 - 200 g đường
 - 1/2 lít dấm
 - 1 bát muối trắng,
 - 1 thìa vôi trắng, 1 thìa phèn chua, 1 bát tô tro bếp.
 - 10 quả ớt đỏ tươi



b- Cách làm:

- Kiệu đem cắt bỏ phần rễ và lá.
- Hoà 1 thìa phèn chua với 1 lít nước ấm.
- Hoà 1 thìa vôi trắng với 1 lít nước để lấy nước vôi trong.
- Hoà 1 tô tro bếp với nước, để tro lắng lấy nước trong.
- Sau đó, cho kiệu vào ngâm với nước tro 1 đêm để bớt đi vị hăng. Sáng sớm mai, đem kiệu xả sạch với nước lạnh rồi để ráo.
- Ngâm kiệu vào nước phèn chua, phơi ra nắng buổi sáng sớm khoảng 4 tiếng.
- Sau đó, vớt kiệu, xả sạch, đem ngâm vào nước vôi 2 giờ nữa.
- Đổ kiệu ra rổ, đem phơi cho đến khi kiệu hơi héo bề mặt.
- Hòa đường vào với giấm rồi đun sôi, để nguội.
- Ớt tươi, bổ đôi, bỏ hạt, thái lát vừa ăn.
- Xếp kiệu và ớt vào lọ thủy tinh, đổ hỗn hợp nước đường và giấm vào sao cho ngập hết kiệu.
- Để sau 10 ngày là dùng được.


a-Nguyên liệu:

- 1 kg củ kiệu
 - 200 g đường
 - 1/2 lít dấm
 - 1 bát muối trắng,
 - 1 thìa vôi trắng, 1 thìa phèn chua, 1 bát tô tro bếp.
 - 10 quả ớt đỏ tươi



b- Cách làm:

- Kiệu đem cắt bỏ phần rễ và lá.
- Hoà 1 thìa phèn chua với 1 lít nước ấm.
- Hoà 1 thìa vôi trắng với 1 lít nước để lấy nước vôi trong.
- Hoà 1 tô tro bếp với nước, để tro lắng lấy nước trong.
- Sau đó, cho kiệu vào ngâm với nước tro 1 đêm để bớt đi vị hăng. Sáng sớm mai, đem kiệu xả sạch với nước lạnh rồi để ráo.
- Ngâm kiệu vào nước phèn chua, phơi ra nắng buổi sáng sớm khoảng 4 tiếng.
- Sau đó, vớt kiệu, xả sạch, đem ngâm vào nước vôi 2 giờ nữa.
- Đổ kiệu ra rổ, đem phơi cho đến khi kiệu hơi héo bề mặt.
- Hòa đường vào với giấm rồi đun sôi, để nguội.
- Ớt tươi, bổ đôi, bỏ hạt, thái lát vừa ăn.
- Xếp kiệu và ớt vào lọ thủy tinh, đổ hỗn hợp nước đường và giấm vào sao cho ngập hết kiệu.
- Để sau 10 ngày là dùng được.

ĐỊA ĐIỂM CHẢ BÒ ĐÀ NẴNG

PINTEREST

Quang cao

Được tạo bởi Blogger.
 
2012 CHẢ BÒ ĐÀ NẴNG VN | Kinh doanh dac san | 12 Hoang Hoa Tham - Da Nang | Tel 0511.3750467 | Da Nang Du Lich | Dac San Mien Trung | Mon Dac san | Dac San | Sieu Thi Dac San Mien Trung |